BĐS trung tâm khan hiếm, khu Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu tiềm năng nổi bật

BĐS thuộc khu trung tâm sở hữu nhu cầu về căn hộ cực kỳ lớn, nhờ quy mô dân số, tiện ích phù hợp với lối sống của người dân trong khu vực lẫn người nhập cư, hạ tầng kết nối thuận tiện đến những khu vực lân cận.

Khan hiếm nguồn cung, tiêu thụ khủng

Trong bản đồ quy hoạch TP.HCM đến năm 2025, toàn thành phố gồm 5 khu đô thị lớn: Khu đô thị trung tâm (gồm những quận nội thành: Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, Q.1, Q.3, Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10, Q.11), khu đô thị Bắc, khu đô thị Tây, khu đô thị Đông và khu đô thị Nam.

Trong phân khu trung tâm, mà đặc biệt là vùng giáp ranh về phía Tây (Bình Tân) và Tây Nam (Bình Chánh) như Q,6, Q.8 là khu vực có dân số đông đúc và lượng dân nhập cư lớn, đi cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông hoàn thiện kết nối đồng bộ đến các khu vực khác. Do vậy, các dự án bất động sản được đầu tư tại khu vực này luôn có mức tăng trưởng giá trị nhanh, hút khách tìm mua và cũng nằm trong "tầm ngắm" của nhiều nhà đầu tư.

Những năm gần đây, nhiều chính sách của Chính phủ đã tác động tích cực đến thị trường. Việc sửa đổi và thông qua các luật liên quan đến thị trường bất động sản theo hướng chặt chẽ hơn sẽ khiến nguồn cung duy trì trạng thái khan hiếm, đặc biệt là khu vực trung tâm.

Trong khi đó, bất động sản thuộc khu trung tâm sở hữu nhu cầu về căn hộ cực kỳ lớn, nhờ quy mô dân số, tiện ích phù hợp với lối sống của người dân trong khu vực lẫn người nhập cư, hạ tầng kết nối thuận tiện đến những khu vực lân cận... Do đó, phân khúc này luôn duy trì mức cầu lớn và thanh khoản ổn định.

"Vùng đất hứa" cho nhu cầu ở thực

Hệ thống giao thông khu trung Tây Nam ngày càng hoàn thiện với các tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A, đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Nguyễn Văn Linh được nâng cấp mở rộng và xây mới giúp kết nối thông suốt với khu Nam, khu Đông. Các tuyến đường nhỏ hơn như Phạm Hùng, Phạm Thế Hiển, Hưng Phú, Hậu Giang, Kinh Dương Vương, An Dương Vương… cũng đã phát huy tác dụng sau khi hoàn thành việc nâng cấp mở rộng, giúp cư dân khu vực này di chuyển về các quận trung tâm lớn của thành phố dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với trước.

Ngoài ra, trên địa bàn còn đón nhận thông tin dự án cầu Bình Tiên với vốn đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng đang có tiến trình khả quan, vừa được duyệt kế hoạch chọn nhà thầu. Dự kiến sau khi hoàn thành, cầu Bình Tiên sẽ là điểm nhấn hạ tầng, tăng cường giao thông hướng đi từ trung tâm TP.HCM qua quận 6, quận 8, hoặc giảm tải áp lực lên các trục chính về khu Nam và ĐBSCL.

Nhờ sự phát triển của hạ tầng mà thị trường bất động sản, các sản phẩm tại khu vực này đang rục rịch sôi động và được khách hàng tìm kiếm nhiều hơn. Cũng chính trong giai đoạn này, DHA Corporation đang thu hút sự quan tâm từ thị trường với 2 dự án có pháp lý chuẩn và tiến độ xây dựng đảm bảo.

BĐS trung tâm khan hiếm, khu Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu tiềm năng nổi bật - Ảnh 1.

Phối cảnh dự án D-Aqua trên mặt tiền Bến Bình Đông

Tiêu biểu là dự án D-Aqua nằm ngay mặt tiền Bến Bình Đông – Q8, cách trung tâm thương mại sầm uất của quận 5 - Chợ Lớn, chỉ 5 phút di chuyển, cách chợ Bến Thành 15 phút và dễ dàng kết nối đến khu vực trung tâm của quận 1, quận 5, quận 6 và quận 10. Nhờ thừa hưởng 125m bờ sông vượng khí, D-Aqua thiết lập nên một vành đai tiện ích sống phong phú từ ngoại khu, nội khu về đến từng căn hộ và căn thương mại dịch vụ. D-Aqua còn tạo dấu ấn riêng bằng việc "sở hữu" Bến Hoa Tết ngay trước cửa dự án. Đây được gọi là Bến Hoa có truyền thống lâu đời nhất của Sài Gòn. Người dân thành phố không còn lạ với không khí "rinh Tết" náo nhiệt, nhộn nhịp nơi đây.

Trong xu hướng phát triển chung của Thành phố, những lưu vực ven các kênh, rạch sẽ tiếp tục được chỉnh trang, cải tạo để khoác lên mình tấm áo mới hiện đại hơn. Kênh Tàu Hủ cũng sẽ tiếp tục được nạo vét, khơi thông. Từ đây đến năm 2025, chính quyền thành phố tiếp tục thực hiện lộ trình "gạn đục khơi trong" cho kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, Kênh Tẻ (giai đoạn 2) qua khu vực bến Bình Đông, bến Phú Định với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Cú hích về một diện mạo mới hoàn toàn cho khu vực kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông sẽ sớm được thực hiện.

BĐS trung tâm khan hiếm, khu Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu tiềm năng nổi bật - Ảnh 2.

D-Homme nằm tại mặt tiền Hồng Bàng, khu trung tâm Chợ Lớn

Tiếp theo phải kể đến căn hộ mang thương hiệu D-Homme của nhà phát triển BĐS DHA Corporation. Dự án tọa lạc tại vị trí đắt giá hàng đầu trung tâm Chợ Lớn - thủ phủ giao thương thịnh vượng và lâu đời bậc nhất của Sài Gòn. Phát triển theo phân khúc căn hộ hạng sang, D-Homme đặc biệt ghi điểm với khách hàng nhờ vào sản phẩm "căn hộ sức khỏe" với bộ sưu tập tiện ích tiện nghi như: Khu hồ bơi liên hoàn trên không, Aqua Gym, TTTM Outsight, Face ID, Digital Key, rạp chiếu phim ngoài trời,…

"Với mức giá phù hợp so với tiềm năng tăng giá tại khu vực, căn hộ D-Homme được đánh giá cao về tính năng khai thác, vừa là điểm dừng chân cho các gia đình hiện đại và là điểm hẹn cho các nhà đầu tư ", một khách hàng tham quan căn hộ mẫu tại dự án cho biết.

Hiện tại, cả 2 dự án đều đang được áp dụng các chính sách bán hàng hấp dẫn và phương thức thanh toán linh hoạt cho giỏ hàng đợt cuối, theo đó chỉ cần thanh toán 25% đã có thể nhận nhà, phần còn lại được ngân hàng tài trợ kèm 0% lãi suất trong 12 - 16 tháng, đặc biệt chương trình "Mua nhà lời ngay" lên đến 12%, nhận tiền mặt và nhiều chính sách quà tặng, chiết khấu hấp dẫn khác.

Thời điểm này, nguồn cung khu vực cũng khá khan hiếm, chỉ có vài dự án quy mô lớn chào bán các giai đoạn tiếp theo. Sự hiện diện của các dự án với tiện ích chuẩn mực, pháp lý hoàn thiện hứa hẹn không chỉ sẽ có tỷ lệ tiêu thụ cao mà còn đảm bảo tăng trưởng giá trị tốt, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu thực về nhà ở cũng như kinh doanh của cư dân.

Tin mới