Bức tranh tài chính Vua Nệm 4 tháng đầu năm: Hết nợ trái phiếu

Vua Nệm công bố hết nợ trái phiếu, tiếp tục đẩy mạnh triển khai song song chiến lược sản phẩm bình ổn giá và tối ưu hoạt động doanh nghiệp, kiểm soát dòng tiền.

Dứt nợ trái phiếu, nhắm lợi nhuận dương trong năm 2024

CTCP Vua Nệm thông báo đã đưa dư nợ trái phiếu về 0 đúng kế hoạch đề ra. Cụ thể, Vua Nệm hoàn thành thanh toán toàn bộ nghĩa vụ liên quan của lô trái phiếu VUNCH2224001 có giá trị phát hành 150 tỷ đồng, ngày đáo hạn đến 26/05/2024.

"Chúng tôi luôn thực hiện nghiêm túc việc mua lại trước hạn hoặc đúng hạn trái phiếu, thanh toán đầy đủ khoản lãi, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 4,5 tỷ đồng lãi suất trái phiếu", bà Nguyễn Thanh Huyền - CEO Vua Nệm – cho biết.

"Đây là bước đi chiến lược trong việc quản lý tài chính của công ty, không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư mà còn giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh."

Công ty huy động trái phiếu từ năm 2022, lãi suất 12,5%/năm, nhằm mở rộng và đầu tư vào hệ thống cửa hàng, tăng quy mô vốn hoạt động.

Trước đó, từ cuối tháng 3/2024, Vua Nệm đã mua lại hơn 104,3 tỷ đồng trái phiếu trước hạn thuộc lô này.

Việc trả hết nợ trái phiếu đúng hạn phần lớn nhờ chiến lược quản trị thận trọng, có kế hoạch cam kết cụ thể, nguồn thu ổn định từ việc kinh doanh tại các điểm bán, theo Vua Nệm.

4 tháng đầu năm, EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) cấp độ cửa hàng của Vua Nệm tiếp tục cải thiện, tăng trưởng 155% so với cùng kỳ và đạt xấp xỉ 100% ngân sách đề ra.

Công ty cũng tối ưu tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu hơn 25% và tăng trưởng tỷ lệ lãi gộp khoảng 12%, từ đó đưa EBITDA công ty/doanh thu từ âm 11,5% năm 2023 sang dương 4% cùng kỳ năm 2024.

Sau 4 tháng hoạt động, lợi nhuận sau thuế công ty vượt mục tiêu 4 tỷ đồng. Năm 2024, Vua Nệm đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 13% so với năm 2023, đạt lợi nhuận sau thuế dương. Năm 2023, công ty lỗ 91 tỷ đồng.

Bức tranh tài chính Vua Nệm 4 tháng đầu năm: Hết nợ trái phiếu - Ảnh 1.

Không chạy theo thị trường, am tường người dùng Việt

Để hoàn thành mục tiêu trên, doanh nghiệp đặt ra 3 ưu tiên tối ưu: Tối ưu hoá hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng và kênh online với mục tiêu đạt tỷ lệ EBITDA cửa hàng/ doanh thu là 20,4%, tăng 5% so với 2023; Tối ưu chi phí và tạo dòng tiền khoẻ mạnh, với tỷ lệ EBITDA công ty/ doanh thu 8,1%; và Hoàn thiện sản phẩm, tiếp tục theo đuổi phân khúc bình ổn giá, đồng hành cùng khách hàng trong bối cảnh kinh tế biến động.

"Quan điểm của chúng tôi là không chạy theo thị trường, tập trung phát triển những sản phẩm với nguyên vật liệu tốt, loại bỏ khâu trung gian, sản phẩm đi thẳng từ nhà máy đến cửa hàng với mức giá hợp lý cho người tiêu dùng", bà Huyền nhấn mạnh.

Nhãn hàng liên tục tung ra loạt sản phẩm như nệm foam, nệm lò xo, nệm cao su foam, gối công thái học với mức "giá luôn tốt" nhằm khẳng định quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu chăm sóc giấc ngủ cho hàng triệu người Việt.

Mới đây, bộ sưu tập "giải nhiệt mùa hè" gồm chiếu điều hòa Doona Aqua, chăn làm mát Amando Ice Silk ứng dụng công nghệ điều hòa thân nhiệt tiên tiến được doanh nghiệp "trình làng" với mong muốn mang đến trải nghiệm mát mẻ, dịu nhẹ dành riêng cho khí hậu nhiệt đới.

Bức tranh tài chính Vua Nệm 4 tháng đầu năm: Hết nợ trái phiếu - Ảnh 2.

Nếu như chăn làm mát Amando Ice Silk với chất liệu vải có khả năng làm mát nhanh chóng, kết hợp lõi bông microfiber mỏng nhẹ vừa phải mang lại cảm giác thoải mái khi chạm vào, thì chiếu điều hòa Doona Aqua lại giúp điều hòa thân nhiệt trong những ngày thời tiết khắc nghiệt của mùa hè với lớp lõi cao su thoáng khí, đàn hồi.

"Mỗi sản phẩm Vua Nệm cung cấp đều dựa trên sự am hiểu tường tận thị trường Việt Nam, lựa chọn sản phẩm của Vua Nệm, người dùng sẽ có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, nâng niu sức khỏe, đời sống tinh thần cho bản thân và gia đình đúng cách", CEO Vua Nệm cho hay.

Tin Cùng Chuyên Mục
VinaCapital: Kinh tế phục hồi hỗ trợ chứng khoán nửa cuối năm 2024

VinaCapital: Kinh tế phục hồi hỗ trợ chứng khoán nửa cuối năm 2024

Nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu do tác động của các yếu tố kinh tế và địa chính trị. Những chính sách tài khóa và tiền tệ từ các ngân hàng trung ương lớn cùng với sự phục hồi kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến xu hướng đầu tư.
Tin mới