Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại

Trong vòng một tuần từ ngày 13/11/ - 20/11/2023, ngay giữa Quảng trường Thời đại (New York, Mỹ) - giao lộ sầm uất và nhộn nhịp bậc nhất thế giới, người ta bỗng thấy hình ảnh bát bún bò Huế, bánh mì, cơm tấm, cà phê sữa Việt Nam nhiều lần xuất hiện trên màn hình quảng cáo LED của tòa nhà Nasdaq Tower.

 

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 1.

Những khoảnh khắc này nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn lượt yêu thích và bình luận. Đây là một phần trong chiến dịch được Grab thực hiện nhằm tôn vinh các đối tác nhà hàng tại Đông Nam Á, đồng thời thể hiện sự đa dạng của các lựa chọn ẩm thực trên GrabFood hướng đến người dùng là khách du lịch quốc tế.

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 2.

Tại Việt Nam và Đông Nam Á nói chung, GrabFood đang ngày càng trở nên quen thuộc với người dùng. Dịch vụ gọi đồ ăn của Grab gần đây cũng bắt đầu nhận được sự chú ý của khách du lịch như một kênh hữu hiệu để trải nghiệm ẩm thực địa phương.

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 3.

7 đại diện được Grab giới thiệu trên bảng quảng cáo của tòa nhà Nasdaq trong tuần qua bao gồm: Bún bò An Cựu, Bánh mì Huynh Hoa, Cơm tấm Phúc Lộc Thọ, Cơm thố Anh Nguyễn, The Coffee House, Trà sữa Maycha, và Pizza 4P’s. Đây đều là những thương hiệu đã ghi dấu ấn trong lòng thực khách trong nước, đồng thời thành công trong hành trình chuyển mình lên kênh online, điển hình là câu chuyện của Bún bò An Cựu và Bánh mì Huynh Hoa.

Ẩm thực cố đô hút hồn thực khách kinh kỳ

Bún bò Huế An Cựu được "khai sinh" vào năm 2019, là đứa con tinh thần của chị Đậu Quỳnh Như. Trong một chuyến du lịch đến Huế, được thưởng thức món bún bò trứ danh và đem lòng say mê hương vị này, chị Như đích thân về làng An Cựu học nghề, nuôi ước mong đưa ẩm thực Cố đô đến với thực khách kinh kỳ.

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 4.

Về Hà Nội, chị mở cửa hàng nhỏ đầu tiên tại con phố Trung Văn. Chị Như tâm sự: "Không chỉ riêng bún bò Huế mà với hầu hết các đặc sản của vùng khác, khách hàng sẽ luôn có sự so sánh giữa Hà Nội và nơi chính gốc. Sau một thời gian lắng nghe ý kiến khách hàng, tôi nhận thấy cần phải tinh chỉnh đôi chút để phù hợp với khẩu vị của người dân Thủ đô. Ví dụ, ở Huế, mọi người thường dùng sợi bún nhỏ, tuy nhiên khi bán ở Hà Nội, đa phần khách thích sợi bún to. Hay nước dùng món bún bò ở Huế có đậm và đục hơn nhưng hầu hết khách Thủ đô ưa thích vị thanh và trong". Bún bò Huế An Cựu cũng không phải thương hiệu duy nhất đưa món ăn cố đô về Hà Nội, tuy nhiên đây là nơi duy nhất có tóp mỡ cay ăn kèm, trở thành dấu ấn đặc biệt của nhà hàng trong lòng thực khách.

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 5.

Nhận thấy xu thế tất yếu của hình thức giao - đặt đồ ăn trực tuyến, ngay trong năm 2019, vợ chồng chị Như đã quyết định đưa Bún bò Huế An Cựu lên GrabFood. Theo nữ chủ quán, nếu như mô hình ăn tại chỗ hầu hết chỉ phục vụ nhóm khách quen hoặc khách hàng ở khu vực lân cận thì việc lên app giúp thương hiệu tiếp cận đến khách hàng trong phạm vi rộng hơn. Hơn nữa, việc chuyển mình lên GrabFood còn là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu. "Chúng tôi in hình ảnh, nhận diện thương hiệu lên bát giấy bán mang đi. Mỗi đơn hàng được giao là một lần thương hiệu được giới thiệu đến khách hàng".

Thời điểm 2019, việc đóng gói các món nước cũng chưa "chuyên nghiệp" như hiện nay khi hầu hết nước dùng đều chỉ được đựng trong túi nilon thông thường. Ít ai biết, Bún bò Huế An Cựu là đơn vị tiên phong sử dụng túi zip, không chỉ mang đến trải nghiệm an toàn, thuận tiện cho thực khách mà còn tạo ra chuẩn mới cho việc phục vụ món nước mang đi trên thị trường F&B.

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 6.

Vợ chồng chị Như cũng nhanh chóng chuẩn hóa quy trình vận hành để không tạo ra xung đột giữa kênh online và offline. Mỗi ngày, mỗi cửa hàng Bún bò Huế An Cựu phục vụ khoảng 800-1.000 bát, trong đó 70% là mang đi. Dẫu vậy, ngay trong giờ trưa cao điểm, đội ngũ vẫn vận hành mượt mà, chỉ mất 10 giây để hoàn tất một bát bún.

Đến nay, bán mang đi vẫn là kênh đóng góp quan trọng vào doanh thu của thương hiệu. Theo chị Như, An Cựu may mắn khi được GrabFood hỗ trợ nhiệt tình trong việc đưa ra các chương trình hợp khuyến mãi thúc đẩy doanh thu. Các đơn hàng Grab đang đóng góp tới 50% tổng số đơn hàng online của chuỗi.

Bánh mì nổi tiếng 20 năm chuyển mình lên app

Nếu như Bún bò Huế An Cựu là thương hiệu trẻ ở Hà Nội thì Bánh mì Huynh Hoa lại là cái tên nổi tiếng, lâu đời tại TP.HCM. Những chiếc bánh mì thơm ngon, giòn rụm, đầy ắp rau thịt đã trở thành thương hiệu, khiến nhiều người dân và khách du lịch nước ngoài sẵn sàng đứng xếp hàng chờ mua. Thậm chí chẳng cần quảng cáo, bánh mì Huynh Hoa còn nhận được đơn hàng từ nhiều tỉnh lân cận thậm chí là từ nước ngoài.

Năm 2018, bánh mì Huynh Hoa bắt đầu hiện diện trên ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến. Tuy nhiên, cô chủ quán chỉ bắt đầu dành nhiều tâm sức cho kênh bán hàng này khi đại dịch Covid-19 ập đến. "Hai năm diễn ra dịch bệnh, các ứng dụng phải tạm dừng hoạt động, Bánh mì Huynh Hoa giao hàng cho khách bằng ô tô nhưng chi phí rất đắt đỏ, nhiều khách ở xa. Về sau, tôi nhận ra mình nên tập trung hơn cho ứng dụng giao đồ ăn để khách hàng ở xa vẫn có thể dễ dàng mua Bánh mì Huynh Hoa mà không cần đến tận nơi", cô Hoa kể.

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 7.

Vốn đã đông khách từ hàng chục năm, thời gian đầu, việc có thêm một kênh bán hàng trên GrabFood khiến bà chủ và đội ngũ nhân viên bối rối. "Ban đầu, khách đến xếp hàng tại cửa hàng chưa quen với việc có đội shipper cùng đứng chờ, họ không đồng ý để các shipper nhận đơn trước. Vì thế, chúng tôi tách ra thành 2 cửa hàng riêng biệt trên cùng một con đường: 1 chỉ chuyên bán trên app, 1 chuyên bán cho khách đến tận nơi trải nghiệm, ăn uống", cô Hoa chia sẻ.

Với bà chủ Bánh mì Huynh Hoa, việc chuyển mình lên GrabFood đã "tạo ra bước phát triển vượt bậc", giúp cửa hàng tăng trưởng doanh thu và quảng bá hình ảnh. Tương tự như Bún bò Huế An Cựu, Bánh mì Huynh Hoa cũng đồng hành với GrabFood để tạo ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng, qua đó giúp các bên cùng phát triển. Bà chủ tiệm bánh trứ danh khẳng định, dù thực hiện các chương trình giảm giá nhưng Bánh mì Huynh Hoa luôn đảm bảo chất lượng, có như vậy mới phát triển bền vững và lâu dài.

Bún bò Huế An Cựu - Bánh mì Huynh Hoa: Từ ẩm thực địa phương bước ra quốc tế, xuất hiện tự hào tại Quảng trường Thời đại - Ảnh 8.

Nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh mì của mình xuất hiện trên quảng trường Thời đại, cô Hoa không giấu diếm niềm tự hào và lòng biết ơn với khách hàng. Bà chủ Bánh mì Huynh Hoa cũng bày tỏ mong mỏi có thể đưa thương hiệu phục vụ nhiều hơn thị trường trong nước và vươn ra quốc tế trong tương lai.

Tin Cùng Chuyên Mục
Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Tại lễ công bố và trao giải thưởng Make in Vietnam 2024 sáng ngày 15/1, Sản phẩm Dịch vụ Giải mã gen chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của GeneStory đã được xướng tên Top 10 hạng mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội”.
Tin mới