(Tổ Quốc) - Trong cuộc sống, nhiều người cao tuổi rõ ràng rất có ý thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe hơn những người thuộc nhóm tuổi khác, nhưng lại dễ bị "lệch".
Chúng ta vẫn luôn nhắc nhở bản thân rằng không được ăn món này, ăn ít món này, ăn gì chống ung thư, chống lão hóa,... Thay vì cứ băn khoăn lựa chọn loại thực phẩm nào là tốt hơn cho sức khỏe, bạn nên quan tâm đến việc mình đang ăn đúng và đủ chưa?
Việc bổ sung đầy đủ và toàn diện các chất dinh dưỡng giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và sức sống cho cơ thể. Theo kết quả thống kê của “Bảng tiêu thụ năng lượng và chất dinh dưỡng chính” năm 2012 cho người cao tuổi ở Trung Quốc, có một số vấn đề trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng chính ở người cao tuổi.
Thông qua bảng này, họ có thể tự kiểm tra các chất dinh dưỡng cần thiết để điều chỉnh chế độ ăn uống "thiên vị" của mình kịp thời.
"Ba mức cao" ở đây đề cập đến việc tiêu thụ ba chất dinh dưỡng vượt quá tiêu chuẩn khuyến nghị của hướng dẫn chế độ ăn uống mà Trung Quốc đưa ra, những chất này mang đến sự nặng nề cho cơ thể, chúng lần lượt là:
1. Lipid
Lượng chất béo của người già ở Trung Quốc tiêu thụ là 69,5g / ngày.
Trong đó, độ tuổi từ 60 - 74 là 68,4g / ngày và trên 75 tuổi là 59,4g / ngày. Khoảng 89,1% lượng chất béo tiêu thụ vượt quá mức khuyến nghị.
2. Cacbohydrate
Lượng ngũ cốc tiêu thụ trung bình hàng ngày của người cao tuổi là 255,9g / ngày, so với lượng khuyến nghị (160-180g / ngày) thì 99.9% người cao tuổi tiêu thụ nhiều hơn tiêu chuẩn.
3. Natri
Lượng muối ăn của người cao tuổi ở Trung Quốc đã giảm đáng kể, nhưng lượng natri tiêu thụ vẫn cao. Trong số liệu giám sát mới nhất, lượng natri trung bình vẫn ở mức cao 4988,5mg / ngày, gấp 2,5 lần lượng khuyến nghị.
Điều này, có liên quan đến việc người dân gia tăng tiêu thụ thực phẩm chế biến có hàm lượng natri cao như phô mai, thịt hộp, thịt hun khói,...
"Bốn mức thấp" có nghĩa là lượng tiêu thụ bốn chất dinh dưỡng thấp hơn tiêu chuẩn khuyến nghị của hướng dẫn chế độ ăn uống, nếu chế độ ăn vẫn tiếp tục như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể. Cụ thể là:
1. Chất đạm
Hơn một nửa số người cao tuổi không ăn đủ chất. Từ 60 tuổi trở lên lượng đạm trung bình mà người cao tuổi cần cung cấp cho cơ thể là 56,6g / ngày, trong đó người trên 75 tuổi chỉ ăn 50,2g / ngày. Do đó 55,4% người cao tuổi chưa đạt đủ lượng đạm khuyến nghị.
2. Vitamin
Lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày thấp hơn nhiều so với lượng khuyến nghị. Tiêu chuẩn là 398,8 mg vitamin A, 10,8 mg vitamin B, 20,7 mg vitamin B, 72,1 mg vitamin C,...
3. Canxi
Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến nghị lượng canxi là 1000 mg / ngày. Trong số liệu điều tra thu thập được, lượng canxi trung bình của người cao tuổi là 344,2 mg / ngày, trong khi người cao tuổi nông thôn chỉ 280,8 mg / ngày. Khoảng 96,8% người cao tuổi không đủ lượng canxi cần thiết.
4. Kali
Lượng kali của người cao tuổi ở Trung Quốc chỉ khoảng 1600 mg mỗi ngày, thấp hơn mức 2000mg / ngày theo khuyến nghị của hướng dẫn chế độ ăn uống. Tỷ lệ tiêu thụ kali và natri bị đảo ngược nghiêm trọng.
Những vấn đề về việc tiêu thụ chất dinh dưỡng xảy ra như vậy một mặt do chưa hiểu rõ vai trò cần thiết của các chất đối với cơ thể. Nhiều người cao tuổi cho rằng cứ “cơm nguội” là cơ thể cũng phát triển được.
Họ coi nhẹ dinh dưỡng toàn diện, mặt khác do lý do thể chất nên người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém, khó tiêu hóa thịt và các loại thức ăn khác, dẫn đến lượng protein không đủ.
Người cao tuổi có nhu cầu ăn uống khiến sức khỏe ngày càng tốt hơn, hãy nên xem xét thói quen tiêu thụ đồ ăn của mình và có những điều chỉnh phù hợp dựa trên vấn đề mà cơ thể đang mắc phải.
Đối với những người cao tuổi mà lượng thức ăn tổng thể đã trở nên thấp và gây ra các vấn đề về dinh dưỡng, không cần phải hạn chế khẩu phần ăn của bản thân một cách nghiêm ngặt.
Duy trì cảm giác thèm ăn và cân bằng ăn uống là ưu tiên hàng đầu. Nếu mắc một số bệnh mãn tính phải giảm một nửa khẩu phần ăn thì phải bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
*Nguồn: Lifetimes
Khánh Linh