Dữ liệu khách hàng (data) chính là nguồn sống của mỗi doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế khiến ngân sách bị giới hạn, dường như doanh nghiệp cần phải thận trọng hơn khi phân bổ nguồn lực. Vậy lựa chọn data nóng hay data cũ, đầu tư bao nhiêu là đủ và làm sao để khai thác hiệu quả?
Tầm quan trọng của khách hàng cũ trong bối cảnh kinh tế khó khăn
Khách hàng cũ đóng vai trò vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Theo nghiên cứu từ Bain & Company, khi tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% sẽ kéo theo tăng trưởng lợi nhuận 25–95%. Trong khi đó, chi phí để nuôi dưỡng một khách hàng cũ sẽ tiết kiệm hơn 5-7 lần chi phí quảng cáo so với tìm kiếm một khách hàng mới.
Chia sẻ từ chị Nguyễn Như Vân - Leader Sale tại Bizfly: Một danh sách khách hàng cũ sau một năm được chăm sóc lại đã ngay lập tức mang về 2 cơ hội chuyển đổi với doanh số khoảng hơn 40 triệu.
Như vậy thay vì đốt tiền vào mua data nóng hay tìm kiếm các khách hàng mới, tận dụng dữ liệu khách hàng cũ và remarketing một cách thông minh mới là chiến lược tăng trưởng phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Sai lầm trong hoạt động khai thác thủ công data khách hàng
Tầm quan trọng của data cũ là không thể phủ nhận nhưng không phải ai cũng biết cách khai thác làm sao cho hiệu quả. Dữ liệu khách hàng vẫn ở ngay trước mắt nhưng không có cách nào để thực sự "chạm" tới họ chính là bài toán mà rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này đến từ quá trình khai thác data thủ công.
Doanh nghiệp say mê lao vào bẫy tăng sản lượng leads, đổ cực nhiều tiền cho Marketing mà quên đi bài toán quản trị khách hàng khi tăng quy mô mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Liên tục gia tăng "quy mô" kho dữ liệu khách hàng mà thiếu đi công cụ quản lý sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng trùng lặp, kém chất lượng, sai target. Biểu hiện rõ nhất là dù số lượng leads liên tục tăng nhưng tỷ lệ chuyển đổi vẫn không cao.
Tập trung "làm giàu" kho data mà thiếu đi chiến lược bảo mật còn tiềm ẩn nguy cơ thất thoát dữ liệu. Một cách vô tình hoặc cố ý (do thiếu xót trong quy trình bàn giao, xuất phát từ lỗ hổng quản trị) mà thông tin khách hàng có thể bị leak ra ngoài, rơi vào tay đối thủ.
Thêm vào đó, quản lý thủ công bằng các công cụ như excel rất dễ gây ra "điểm mù" trong quy trình chăm sóc data khách hàng. Thông tin khách hàng không được cập nhật thường xuyên nên khi chuyển giao giữa các phòng ban sẽ khiến kịch bản chăm sóc bị chồng chéo, làm cho sales, marketing không nhìn được chân dung khách hàng mục tiêu.
Tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ các công cụ tự động hóa
Những ảnh hưởng từ nền kinh tế đã buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí đồng thời duy trì số lượng nhân sự ở mức tối thiểu. Sử dụng các công cụ tự động hóa sẽ là lựa chọn tối ưu trong giai đoạn này và cả về lâu dài.
Việc sử dụng các công cụ lưu trữ đồng bộ dữ liệu như CRM kết hợp cùng các giải pháp chăm sóc khách hàng tự động sẽ giúp hoạt động của sales được "chuyên môn hóa", nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khai thác data số lượng lớn với tỉ lệ chốt sale tăng từ 15-30%.
Với BizCRM, doanh nghiệp có thể:
Theo chân khách hàng toàn diện: BizCRM mang lại cho doanh nghiệp chân dung 360 độ về khách hàng, bao gồm: Khách hàng đến từ kênh nào, lịch sử chăm sóc, vấn đề đang gặp phải,… từ đó tạo điều kiện để phân loại, sàng lọc và xây dựng kịch bản chăm sóc phù hợp.
Nâng cao hiệu suất chăm sóc khách hàng: Tự động phân chia data, dễ dàng tạo và quản lý lịch hẹn bằng notify tự động nhắc lịch, tiết kiệm thời gian quản lý, đồng thời dễ dàng kiểm soát chất lượng làm việc của sales.
Giảm tỷ lệ bỏ sót khách hàng: BizCRM cho phép tích hợp và mở rộng thêm nhiều tính năng khác như Tổng đài gọi điện, Email Automation giúp nhân viên có thể nắm được cụ thể công việc như: gọi điện tư vấn, gửi email giới thiệu sản phẩm,... mà không cần nhắc nhở, giảm tỷ lệ bỏ sót khách hàng.
Ví dụ như Hoa quả Ưu Đàm, công ty đã lựa chọn để thay thế hoàn toàn công cụ quản lý thủ công hiện tại. Toàn bộ 200.000 dữ liệu khách hàng sau khi cập nhật lên hệ thống đều được sàng lọc, sắp xếp và phân chia theo mức độ tiềm năng.
Với kho dữ liệu này, Ưu Đàm đã tận dụng để triển khai các chiến lược remarketing 0 đồng thông qua email, và kết hợp với chatbot tự động gửi voucher khuyến mại. Chỉ trong vòng 1 tháng kể từ khi sử dụng BizCRM, tập khách hàng này đã góp phần tăng doanh thu của Ưu Đàm lên hơn 35%.
Tham khảo thêm về những ứng dụng của BizCRM: Tại đây