(Tổ Quốc) - Hóa ra món ngon mà người nào cũng từng ăn qua này lại chính là thủ phạm hút cạn canxi trong cơ thể mà không ai hay.
Chú Triệu 50 tuổi, là công nhân công trường tại một thành phố lớn ở Trung Quốc. Do cuộc sống quá khó khăn nên đến cái tuổi đáng ra được nghỉ ngơi thì chú vẫn phải lên thành phố bươn chải kiếm sống.
Gia đình chú Triệu đông người, 3 đứa con đều đang tuổi ăn tuổi học, gia cảnh lại nghèo khó nên mọi gánh nặng cuộc sống đều đổ dồn lên vai người đàn ông đã 50 tuổi. Tuy rằng cuộc sống đầy áp lực nhưng chú Triệu vẫn cảm thấy rất hài lòng và mong muốn có đủ sức khỏe để có thể lao động thêm vài ba năm nữa, khi các con ra trường có công việc ổn định sẽ về quê để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, cuộc sống không thể đoán trước được điều gì. Mấy tháng trở lại đây, chú Triệu cảm thấy sức khỏe không tốt. Khi đến công trường làm việc, trong quá trình vận chuyển gạch, chú không may bị vấp ngã. Vốn dĩ chỉ là té ngã bình thường nên chú Triệu muốn bật dậy nhanh để tiếp tục công việc nhưng đột nhiên chân lại đau bấy, không thể di chuyển được. Đồng nghiệp thấy vậy vội đưa chú đến bệnh viện.
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ kết luận chú Triệu bị gãy xương chân do loãng xương, nguyên nhân được chỉ ra sau đó khiến người đàn ông này sững sờ.
Bác sĩ cảnh báo một loại thực phẩm "rút hết" canxi
Hóa ra, căn bệnh loãng xương của chú Triệu có liên quan đến chế độ ăn uống hằng ngày. Để tiết kiệm tiền và thời gian, chú Triệu thường mua sẵn dưa chua rồi ăn dần. Ngoài ra, việc thực đơn mỗi ngày chỉ có dưa chua, bánh bao hấp hoặc một ít cháo kê đã khiến xương của người đàn ông 50 tuổi bị thiếu chất, khiến bệnh loãng xương phát triển.
Ảnh minh họa (Nguồn:Internet)
Trên thực tế, để cải thiện thời gian bảo quản và độ ngon của dưa muối, trong quá trình muối chua, người ta sẽ cho thêm một lượng lớn muối và chất phụ gia.
Nếu thường xuyên ăn loại thực phẩm này sẽ khiến lượng natri trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn và gây hại cho sức khỏe của xương. Hơn nữa, việc ăn những thực phẩm nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, đẩy nhanh quá trình mất canxi, gây ra tình trạng thiếu canxi trong xương. Bên cạnh đó, trong quá trình ngâm muối dưa, một lượng lớn vitamin C sẽ bị phá hủy, dưa muối sẽ không còn dinh dưỡng.
3 điều quan trọng cần ghi nhớ để phòng tránh bệnh loãng xương
1. Kiểm tra mật độ xương thường xuyên
Càng lớn tuổi, cơ thể càng có nhiều biến đổi đặc biệt là về xương cốt. Kiểm tra mật độ xương cũng là "hạng mục" phổ biến đối với người cao tuổi giúp đánh giá chính xác tình trạng xương và phòng bệnh loãng xương hiệu quả. Vì vậy, việc đi khám sức khỏe định kỳ là cần thiết.
2. Bổ sung chất dinh dưỡng
.Sau 30 tuổi, hoạt động của các tế bào xương sẽ giảm dần, mật độ xương cũng giảm dần, lúc này nếu không hình thành thói quen ăn uống tốt thì sẽ đẩy nhanh mức độ thoái hóa xương, dễ xảy ra loãng xương. Do đó, người trung niên và người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương cao.
Ảnh minh họa (Nguồn:Internet)
Thực phẩm là cách tốt nhất để bổ sung các dưỡng chất, cũng như nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong. Theo các chuyên gia, để duy trì mật độ xương và giúp xương chắc khỏe, chúng ta cần bổ sung các loại thực phẩm đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi cho cơ thể. Ngoài ra, việc cung cấp những thực phẩm có chứa omega-3, vitamin và khoáng chất khác cũng rất cần thiết nhằm giúp kháng viêm và tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể. Bạn có thể thêm các thực phẩm như sữa, rau xanh, cá hồi, trái cây…vào thực đơn hằng ngày để giúp duy trì hệ xương chắc khỏe hơn.
3. Chăm chỉ tập thể dục
Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh thì tập thể dục cũng là thói quen rất quan trọng để củng cố sức khỏe xương khớp.
Việc thường xuyên tập thể dục sẽ giúp tăng sức mạnh của cơ bắp, duy trì thăng bằng và giảm nguy cơ bị ngã. Bên cạnh đó, chăm tập luyện còn có thể làm giảm nguy cơ nứt, rạn, gãy xương do loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ hủy xương.
(Theo Sohu)
Ánh Lê