Cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định, Đức Phổ trở thành điểm trung chuyển mới

(Tổ Quốc) - Bộ Giao thông vận tải vừa kiến nghị chốt phương án đầu tư cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định giai đoạn 2021 – 2025 với tổng nhu cầu vốn khoảng 20.897 tỷ đồng, xác định thị xã Đức Phổ sẽ đóng vai trò là điểm trung chuyển giữa 2 tỉnh thành.

Thống nhất hướng tuyến

Sau hơn 3 năm hoàn thành tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, dự án cao tốc Bắc – Nam đi qua các tỉnh miền Trung tiếp tục được triển khai với tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định. Dự án có tổng chiều dài hơn 170km (62 km thuộc tỉnh Quảng Ngãi và hơn 110km thuộc tỉnh Bình Đình) điểm đầu tại km130 800 đường Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, thuộc xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, lấy thị xã Đức Phổ làm điểm trung chuyển giữa 2 tỉnh thành và điểm cuối dự kiến kết nối vào hầm Cù Mông, tỉnh Bình Định), quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100-120km/h, tổng mức đầu tư khoảng 20.896 tỷ đồng.

Có thể nói, đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định được đưa vào triển khai là bước đột phá, kết nối ngành giao thông và kinh tế của khu vực miền Trung nói chung và hai tỉnh thành nói riêng.

Về mặt giao thông, cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Quảng Ngãi đến thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xuống còn hơn 1 giờ. Đồng thời tạo kết nối đồng bộ giao thông và phát huy được công suất của cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và hầm Cù Mông.

Về mặt kinh tế, cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định giúp tạo động lực phát triển kinh tế và du lịch của địa phương tuyến cao tốc đi qua. Góp phần kết nối phát triển giữa 2 khu kinh tế quan trọng của Miền Trung là khu kinh tế Dung Quất và khu kinh tế Nhơn Hội, giúp việc lưu thông hàng hóa, hành khách 1 cách nhanh chóng thuận tiện.

Điểm trung chuyển Đức Phổ được lợi gì từ cao tốc?

Khi "đường lớn đã mở", cơ hội thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cũng mở ra, tạo đà chuyển dịch kinh tế theo hướng dịch vụ, công nghiệp, đánh thức tiềm lực cho Đức Phổ "đi tới tương lai".

Cao tốc Quảng Ngãi - Bình Định, Đức Phổ trở thành điểm trung chuyển mới - Ảnh 1.

Lợi thế thứ hai không thể phủ nhận là giá trị giao thương được kéo theo ngay khi đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định trở thành tuyến đường chính cho việc di chuyển. Đây sẽ là tuyến đường huyết mạch với lưu lượng giao thông lớn từ khách du lịch (du lịch Quảng Ngãi, Hội An, Đà Nẵng), vận chuyển hàng hóa, cư dân trong vùng di chuyển…

Cuối cùng, giới chuyên môn phân tích, ngay khi cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định được đưa vào triển khai, giá trị bất động sản tại Đức Phổ có thể tăng từ 20-50%. Và tới năm 2021-2025 khi mạng lưới giao thông tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, bất động sản này sẽ còn là "kho báu vô tận" gia tăng giá trị nhiều lần hơn nữa trong tương lai.

Trước đó, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với lợi thế về thời gian di chuyển so với Quốc lộ 1 hiện hữu, đã và đang tạo nên những kích thích phát triển kinh tế của phía Tây các địa phương mà cao tốc đi qua. Đồng thời tạo ra hệ thống giao thông đa dạng, giúp liên kết các khu kinh tế ven biển là Khu Kinh tế mở Chu Lai, Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN của TP Đà Nẵng tăng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Chân dung đại đô thị Expo tiên phong của Việt Nam

Chân dung đại đô thị Expo tiên phong của Việt Nam

Với tốc độ thi công khẩn trương xuyên Tết, dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia - The Grand Expo (Đông Anh, Hà Nội) đang tiến gần hơn đến cột mốc hoàn thành, tháng 7/2025. Cùng với đó, hình hài đại đô thị Expo tiên phong của Việt Nam cũng đang hiện lên rõ nét từng ngày.
Tin mới