CEO akaBot: "Chúng tôi muốn định vị Việt Nam trên bản đồ SaaS toàn cầu"

Sau những thành tựu ấn tượng với cột mốc hơn 3000 khách hàng trong năm 2022 chỉ sau 2 năm thương mại hóa, CEO akaBot cho biết Hệ sinh thái này đang lên kế hoạch sớm tiến ra thị trường SaaS Đông Nam Á.

SaaS (Phần mềm dạng dịch vụ) là thị trường tiềm năng tại Việt Nam và thế giới

Theo Grand View Research, giá trị thị trường SaaS toàn cầu đã đạt khoảng 165.7 tỉ đô la vào năm 2021 và sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 11% mỗi năm trong giai đoạn 2022 đến 2028. Một nghiên cứu khác từ Gartner cho biết, doanh thu thị trường Cloud khu vực Đông Nam Á ước đạt 40 tỷ đô vào năm 2025 và Việt Nam là một trong bốn quốc gia có tốc độ tăng trưởng SaaS nhanh nhất.

CEO akaBot: "Chúng tôi muốn định vị Việt Nam trên bản đồ SaaS toàn cầu" - Ảnh 1.

Thống kê doanh thu của SaaS tại thị trường Việt Nam và dự báo thời gian tới. (Nguồn: statista.com)

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 870 ngàn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm hơn 98%. Trong hành trình chuyển đổi số, các doanh nghiệp SMEs gặp không ít khó khăn do hạn chế về vốn và nguồn lực công nghệ. SaaS là giải pháp tối ưu xử lý các vấn đề này.

Theo Tracxn, tính đến tháng 1/2023, đã có 564 startup trong nước phát triển SaaS nhưng chỉ khoảng 9% tổng số doanh nghiệp Việt ứng dụng SaaS trong công việc thực tế. Cùng với các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số của Chính Phủ, SaaS sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng trong nước thời gian tới.

Nhóm giải pháp SaaS UBot thuộc hệ sinh thái akaBot đáp ứng nhu cầu tự động hoá vận hành của doanh nghiệp được phát triển từ năm 2020. Hệ sinh thái này bao gồm: UBot Invoice (Xử lý tự động hóa đơn đầu vào), UBot Matching (Đối chiếu hóa đơn - Đơn đặt hàng - Phiếu xuất/nhập kho), UBot ePayment (Tự động tạo đề nghị thanh toán), UBot Statement Checking (Tự động rà soát đối chiếu sao kê), UBot Meeting (Quy trình họp Đại hội cổ đông). Nhờ được thiết kế trên nền tảng điện toán đám mây, UBot có ưu điểm là dễ dàng sử dụng, không cần đầu tư nguồn lực công nghệ và chi phí thấp, có thể áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, lĩnh vực.

"Quả ngọt" tại thị trường Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 900%

Chỉ trong chưa đầy 2 năm ra mắt, hệ sinh thái giải pháp akaBot - UBot đã cán mốc hơn 3.000 doanh nghiệp thuộc đa lĩnh vực, trong đó có những thương hiệu lớn như Rạng Đông, Daikin, Vinamilk, TOTO…., tăng trưởng hơn 900% so với cùng kỳ năm 2021. Với giải pháp UBot Invoice, tổng giá trị hóa đơn giao dịch được xử lý tự động đã đạt hơn 700 nghìn tỷ; tiêu biểu tại Công ty Cổ phần bảo hiểm bưu điện, số lượng hóa đơn đã xử lý lên đến hơn 500.000 hóa đơn/năm.

"Ứng dụng Ubot Invoice đã giúp chúng tôi giảm được 75% thời gian xử lý hóa đơn. Với số lượng hóa đơn đầu vào 1 năm khoảng hơn 40 nghìn hóa đơn, chúng tôi tiết kiệm được 130 ngày làm việc/ năm" - Bà Vũ Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Khối tài chính kế toán Daikin Việt Nam chia sẻ về giải pháp UBot.

CEO akaBot: "Chúng tôi muốn định vị Việt Nam trên bản đồ SaaS toàn cầu" - Ảnh 2.

Hệ sinh thái giải pháp UBot nhận giải thưởng Sao Khuê 2022

Cùng với đó, hệ sinh thái giải pháp akaBot - UBot cũng liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê và nhiều báo cáo quốc tế uy tín của HFS, G2.com, Gartner Peer Insight... Trên các nền tảng đánh giá người dùng hàng đầu thế giới như Gartner Peer Insights, G2, akaBot đều nhận được 100% khách hàng đánh giá 4 – 5 sao, 100% khách hàng sẵn sàng giới thiệu và tiếp tục sử dụng giải pháp.

Tham vọng "cắm cờ Việt" trên bản đồ SaaS Đông Nam Á

Với những thành tựu bước đầu được thị trường đón nhận và giới chuyên gia đánh giá cao, akaBot đang khẩn trương chuẩn bị cho kế hoạch tiến ra toàn cầu với sản phẩm UBot.

Sau những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, mặc dù nền kinh tế là sẽ gặp nhiều khó khăn, mức chi cho công nghệ, chuyển đổi số được dự đoán sẽ không hề suy giảm và Saas vẫn là một thị trường rất tiềm năng. Trong bài viết dự đoán về Tương lai của ngành SaaS, ông Gordian Braun, thành viên Forbes Councils chia sẻ: "Sự phát triển của ngành phần mềm dạng dịch vụ SaaS trong tương lai sẽ không có dấu hiệu chậm lại. Đặc biệt, với làn sóng các công ty SMEs mới liên tục gia nhập nhập thị trường, công cụ SaaS sẽ tiếp tục là ngành có nhu cầu cao, hỗ trợ các doanh nghiệp này."

Tuy nhiên, trong cuộc đua công nghệ này, dường như vẫn chưa xuất hiện những đại diện nổi bật đến từ Việt Nam. akaBot kỳ vọng sẽ là hệ sinh thái tiên phong mang sản phẩm SaaS "Make in Vietnam" chinh phục thị trường quốc tế. CEO akaBot - ông Bùi Đình Giáp chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn "định vị" Việt Nam trên bản đồ SaaS toàn cầu, trong năm 2023, UBot đặt mục tiêu trở thành giải pháp SaaS - RPAaaS top đầu tại Đông Nam Á"

Với tính chất gọn nhẹ, dễ ứng dụng, triển khai nhanh chóng, CEO này cũng tin rằng UBot không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Việt mà cũng có thể giải quyết bài toán vận hành cho hàng triệu doanh nghiệp khác trên thế giới.

Tin mới