Nhiều năm trở lại đây, cạnh tranh giữa các nhà bán trên sàn TMĐT diễn ra vô cùng khốc liệt. Và theo ông Trần Minh Tuấn - CEO của Công ty cổ phần khoa học dữ liệu Metric, Data Driven chính là giải pháp giúp nhiều doanh nghiệp có được lợi thế khác biệt so với các đối thủ cùng ngành hiện nay.
Như chính Báo cáo thị trường sàn TMĐT Quý 3/ 2023 do Metric vừa phát hành, gần 50 nghìn nhà bán ngưng hoạt động so với quý III/2022. Là đại diện của công ty nghiên cứu thị trường sàn E-Commerce, anh đánh giá thế nào về thực trạng này?
Số liệu từ Metric cho thấy thông tin thú vị là mặc dù có chục nghìn nhà bán hàng ngừng hoạt động, nhưng quy mô thị trường Q3/2023 tăng trưởng hơn 54% so với cùng kỳ 2022. Điều này cho thấy thị trường Ecommerce ngày càng phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Khi giai đoạn thị trường ít cạnh cạnh, các nhà bán hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng với chi phí thấp. Kể cả có quyết định sai lầm do cảm tính nhưng vẫn có cơ hội sửa sai và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay, số lượng doanh nghiệp cùng tham gia và sẵn sàng đầu tư nguồn lực để chiếm lĩnh thị trường điện tử càng gia tăng. Do đó, không thể mạo hiểm đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên trực giác hay quan sát đơn thuần, thay vào đó, cần nâng cao năng lực từ chiến lược đến thực thi dựa trên cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo quyết định đưa ra có xác suất chính xác cao hơn.
Các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT hiệu quả mà chúng tôi có cơ hội hợp tác, đều có điểm chung là sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi và có chiến lược rõ ràng. Họ đang tối ưu vận hành, quản trị và ra quyết định căn cứ trên phân tích số liệu thay vì nhận định cảm tính.
Anh có thể phân rõ hơn tầm quan trọng của ứng dụng phân tích dữ liệu trong kinh doanh trên sàn TMĐT?
Hiểu và có khả năng phân tích dữ liệu kinh doanh giúp doanh nghiệp sở hữu "tấm bản đồ" đáng tin cậy để thực thi hiệu quả. Bất cứ quy mô doanh nghiệp nào cũng đều có thể áp dụng cách tiếp cận này. Câu hỏi được đặt ra lúc đó sẽ là: "Vì sao vấn đề đó xảy ra và bây giờ cần hành động gì?".
Trong quá trình đồng hành với nhiều thương hiệu kinh doanh trên sàn mua sắm trực tuyến, Metric đã chứng kiến những vấn đề tương tự. Ở thời điểm đó, 1 doanh nghiệp trong ngành hàng Thời trang loay hoay chưa biết nguyên nhân vì sao mà doanh số tháng bị sụt giảm đến 30%. Họ đã phân tích tình hình thị trường và quy mô thị trường cùng nhóm hàng bằng công cụ Metric và phát hiện ra trong 1 tuần gần trước đấy, thị trường xuất hiện thêm nhà phân phối cùng sản phẩm và có hình ảnh minh hoạ bắt mắt hơn. Nhận biết sớm vấn đề, thương hiệu đầu tư nâng cấp hình ảnh sản phẩm và chương trình khuyến mại, qua đó nhanh chóng lấy lại thị phần trong thời gian ngắn.
Tôi có biết được rằng Metric sử dụng công nghệ Big Data trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Vậy cụ thể, Metric đang áp dụng công nghệ Big Data như thế nào?
Metric được vận hành trên hạ tầng công nghệ Cloud AWS và hệ thống máy chủ được thiết kế chuyên biệt để hoạt động phân tích Big-Data. Mỗi ngày, chúng tôi thu thập mới hơn 500 triệu điểm dữ liệu trên 5 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam (Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop, Sendo) và hơn 100 nghìn website TNĐT, duy trì suốt 3 năm qua. Thu thập và xử lý dữ liệu dựa trên cơ chế phân tích thay đổi về giá bán, tổng đơn bán sản phẩm, hệ thống Metric đã có thể ước lượng con số doanh thu phát sinh chi tiết hàng ngày của từng mặt hàng chỉ trong 30 giây thao tác. Cơ sở dữ liệu khổng lồ về thị trường sàn E-Commerce này chính là mỏ thông tin giá trị với những đơn vị muốn hiểu sâu sắc kênh bán TMĐT để vận hành bán hàng có hiệu suất cao hơn.
Thời gian đây, các nhà quản lý doanh nghiệp thường nhắc rất nhiều tới Data-Driven. Xuất thân từ một người làm về dữ liệu và AI, anh có duy nghĩ gì?
Trước nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, ứng dụng Data Driven là xu hướng mà các doanh nghiệp TMĐT cần áp dụng ngay từ bây giờ. Tôi tin phương thức này là một khía cạnh quan trọng trong quản lý doanh nghiệp hiện đại và đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo sự thành công của tổ chức. Thông qua phân tích dữ liệu, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng, ra quyết định kinh doanh nhanh hơn 5 lần, tạo ra lợi thế cạnh tranh về tốc độ thực thi và phát triển năng lực chủ động của tập thể nhân viên.
Càng ở những doanh nghiệp quy mô càng lớn, việc ra quyết định bằng dữ liệu lại càng quan trọng hơn bởi nó ảnh hưởng tới rất nhiều phòng ban và nguồn lực khác. Trong Quý 3 vừa qua, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ thông tin dữ liệu TMĐT cho tập đoàn đầu ngành về mỹ phẩm trên thế giới. Tập đoàn đó trước khi quyết định đầu tư, họ đã phân tích kỹ càng số liệu về Quy mô thị trường và thị phần từng đối thủ trong 9 tháng đầu năm mà Metric cung cấp. Sau đó, với 10 ngày làm việc tập trung, doanh nghiệp đã tự tin xác định được mục tiêu kinh doanh khả thi và chiến lược để tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo tôi để ý, nhiều doanh nghiệp trên sàn TMĐT chỉ dừng lại ở mức Data Aware (nhận thức dữ liệu - thu thập thủ công báo cáo từ các dữ liệu khác nhau), một phần ở mức Data Proficient (thành thạo dữ liệu - báo cáo chuẩn hóa trên một nền tảng tập trung cho toàn bộ tổ chức), số ít ở mức Data Savvy (am hiểu dữ liệu - dùng số liệu làm căn cứ để đưa ra quyết định kinh doanh quan trọng) và rất rất hiếm hoi ở mức Data Driven (đưa dữ liệu vào toàn bộ quy trình vận hành).
Bởi trong các khoảng thời gian trước, nguồn cơ sở dữ liệu trên nền tảng eCom chưa đầy đủ dẫn tới hạn chế về việc thực thi dựa trên dữ liệu. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng chưa nắm được rõ hiệu quả của dữ liệu sẽ giúp họ đi xa đến đâu và phải bắt đầu như thế nào. Bản thân chúng tôi cũng đã phải đầu tư thời gian khai thác, xử lý liên tục dữ liệu để trở thành đơn vị sở hữu cơ sở dữ liệu lớn 3 năm eCom. Đây chính là cơ sở vững chắc để các doanh nghiệp có thể triển khai sâu sát hơn nữa thay vì chỉ khảo sát bề nổi các con số GMV, thị phần,...
Phần lớn doanh nghiệp trên sàn TMĐT chưa bắt nhịp xu hướng Data Driven có lẽ lại đang kiến tạo 1 dung lượng thị trường lớn cho chính Metric?
Sứ mệnh của Metric là giúp thị trường TMĐT ở Việt Nam trở lên dễ dàng hơn bằng việc cung cấp thông tin dữ liệu kinh doanh. Trong suốt 4 năm phát triển, chúng tôi đã đồng hành với hơn 1000 thương hiệu. doanh nghiệp hàng đầu trong tất cả giai đoạn kinh doanh TMĐT. Từ nghiên cứu thị trường để lựa chọn Nhóm hàng, phân khúc sản phẩm phù hợp, thông qua phân tích dữ liệu thị trường, doanh nghiệp có thể giảm rủi ro khi đầu tư vào thị trường không có nhu cầu hoặc không có khả năng cạnh tranh. Tiếp đó, ở khâu vận hành và thúc đẩy bán hàng, công cụ giúp theo dõi và phân tích đối thủ để luôn chủ động với những thay đổi trên thị trường hàng tuần, hàng tháng. Thông tin này giúp đội ngũ vận hành như Sale và Marketing thực thi nhanh hơn 3 lần. Sau khi phát triển trên thị trường một thời gian, doanh nghiệp sẽ cần đưa ra chiến lược và kế hoạch để mở rộng (Scale quy mô) và chiếm lĩnh thị phần (Market share). Metric giúp doanh nghiệp nhận diện được các đối thủ trực tiếp và tiềm năng, cũng như xu hướng tăng trưởng để xây dựng kế hoạch khả thi trung và dài hạn.
Tuy nhiên, như đã nhắc đến ở trên, nhiều doanh nghiệp đã quen với cách kinh doanh truyền thống, ví dụ nghĩ rằng đổ tiền vào chạy quảng cáo sẽ có khách hàng, hoặc cứ đặt giá rẻ cũng sẽ bán được hàng chứ họ không quá quan tâm đến dùng số liệu để ra quyết định kinh doanh. Làm thế nào để Metric có thể tiếp cận và thay đổi tư duy của nhóm khách hàng này?
Thực tế khi kinh doanh TMĐT sẽ ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp có năng lực hơn, bởi tính cạnh tranh cao. Đã rất nhiều nhà bán phải đổi hướng khi sản phẩm và dịch vụ không có sự khác biệt. Nếu chỉ theo đuổi chiến lược giá rẻ để bán hàng, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải rủi ro khi nhà sản xuất tham gia trực tiếp trên sàn TMĐT.
Với nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn bằng dữ liệu, chúng tôi liên tục cung cấp thông tin thị trường và Báo cáo tổng quan thị trường sàn TMĐT miễn phí và định kỳ cho cộng đồng. Những thông tin này giúp doanh nghiệp có thêm năng lực phân tích vĩ mô, hiểu hơn về ngành hàng và câu chuyện kinh doanh thành công khi áp dụng Data-driven. Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp hướng dẫn cụ thể cách phân tích dữ liệu hiệu quả từ Metric phù hợp với ngành của họ. Từ đó doanh nghiệp SMEs có thể nâng cao kỹ năng áp dụng tư duy dữ liệu vào kinh doanh.
Với SMEs - những doanh nghiệp đang chiếm đại đa số trên nền tảng Ecommerce, để trở thành 1 doanh nghiệp Data Driven, họ cần bắt đầu như thế nào?
Để trở thành một doanh nghiệp vận hành dựa trên dữ liệu trong lĩnh vực TMĐT, doanh nghiệp cần ứng dụng việc thu thập, tổ chức, nghiên cứu và phân tích dữ liệu hàng ngày. Việc đầu tiên là áp dụng quy trình báo cáo số liệu từ nhiều kênh định kỳ hàng ngày, hàng tuần. Các bộ phận liên tục nắm được số liệu diễn biến của doanh nghiệp và thực thi dựa trên đầu vào này. Tiếp theo, việc cần làm là tổ chức, tích hợp, cập nhật cơ sở dữ liệu kinh doanh một cách có hệ thống. Đồng thời, nâng cao năng lực đội ngũ có thể ứng dụng phân tích và khai thác hiệu quả từ cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra đối với công việc phân tích xu hướng thị trường, doanh nghiệp có thể tham khảo khai thác ngay từ Metric. Thông qua hoạt động phân tích bằng công cụ Metric, đội ngũ của doanh nghiệp có thể ứng dụng Data Driven nhanh chóng hơn hàng ngày.