(Tổ Quốc) - Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hàng ngày có thể khiến thận suy yếu, sức khỏe khỏe "chết dần chết mòn" mà bạn không hay biết.
Thận vốn dĩ là cơ quan quan trọng của cơ thể con người, giúp cơ thể lọc các chất độc hại. Tuy nhiên, con người ngày nay lại thường quên đi tầm quan trọng của thận, luôn làm những việc gây tổn thương đến thận, khiến thận bị “hư hỏng” theo thời gian. Nguyên nhân chính khiến thận “hỏng” là do thói quen ăn uống độc hại của họ.
Anh Trần bước sang tuổi 30 nhưng đã được phát hiện mắc bệnh viêm thận mãn tính. Không lâu sau bệnh đã phát triển thành suy thận và phải nhập viện điều trị gấp. Theo bác sĩ, do thói quen ăn những món ăn có hương vị đậm đà và giàu chất béo, protein cùng với sở thích uống rượu bia, nước ngọt, nên anh Trần mới bị viêm thận.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh về thận đang có xu hướng tăng lên. Tại sao càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh thận như vậy?
2 nguyên nhân chính khiến thận “chết dần chết mòn” theo thời gian
Thứ nhất: Thường xuyên ăn những loại thức ăn chứa nhiều muối và chất béo. Những loại thức ăn này cực hại cho thận, mọi người nên ăn càng ít càng tốt.
Ngoài ra, bệnh viêm thận còn do thói quen ăn nhiều protein động vật và không chú trọng kết hợp với các loại rau củ khác. Vì protein động vật tạo ra lượng lớn axit trong máu - có thể gây hại cho thận và thận không thể loại bỏ lượng axit này kịp thời gây ra tình trạng nhiễm axit.
Thứ 2, do uống quá ít nước trắng hoặc chỉ uống các loại nước có ga và chất kích thích. Trong những loại đồ uống này chứa các thành phần như đường, cafein cùng các thành phần có hại khác sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết canxi trong cơ thể, khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng lên và dễ hình thành sỏi tiết niệu, gây ra bệnh đái tháo đường.
Những biểu hiện cho thấy thận đang gặp nguy hiểm
Thận là cơ quan có sức chịu đựng khá mạnh. Vì vậy, nếu chỉ tổn thương nhẹ thì triệu chứng khá ít và không quá khó chịu. Chỉ khi thận bị tổn thương quá 50% thì mới ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý bình thường khác của cơ thể.
Bệnh thận mãn tính có thể chia thành 5 giai đoạn. Trước giai đoạn 3, người bệnh không cảm thấy có gì bất thường hoặc chỉ cảm thấy hơi khó chịu như mệt mỏi, tiểu đêm nhiều, đau lưng… Một số ít thì bị chán ăn và bị thiếu máu nhẹ. Sau giai đoạn 3, các triệu chứng rõ rệt hơn, gây khó chịu cho người bệnh.
Khi bước sang giai đoạn suy thận, các triệu chứng sẽ nặng hơn, đôi khi có thể bị cao huyết áp, tăng kali máu nặng, suy tim, thiếu máu, chán ăn, buồn nôn, nôn và các triệu chứng tiêu hóa khác. Một số triệu chứng nặng hơn như rối loạn hệ thần kinh trung ương, cường cận giáp, các tuyến hiếu động… Thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bước sang giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh lúc này sẽ phải chạy thận nhân tạo và ghép thận để duy trì sự sống.
5 lưu ý để giữ cho thận luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh
- Uống nhiều nước hơn và hạn chế uống các loại đồ uống đóng chai, đồ uống chứa các chất kích thích…
Uống nhiều nước hơn là cách tốt để bảo vệ thận, mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước. Bạn nên uống nước đều đặn, đầy đủ hàng ngày để đảm bảo chất lượng nước tiểu của chính mình. Hạn chế uống càng ít càng tốt đồ uống đóng chai, các loại đồ uống chứa các chất kích thích… t.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn chứa quá nhiều protein
Để bảo vệ thận, bạn nên tránh chế độ ăn giàu protein để làm giảm sự tích tụ của các chất chuyển hóa nitơ và ngăn ngừa nhiễm toan chuyển hóa do tích tụ phốt phát, axit hữu cơ và ion hydro.
Tất nhiên, tránh chế độ ăn giàu protein không phải là không ăn đồ ăn có protein mà là kiểm soát lượng protein nạp vào cơ thể hàng ngày, giảm lượng protein kém chất lượng và tăng tỷ lệ protein chất lượng cao.
- Uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra đầy đủ và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên nghe theo các bài thuốc dân gian hay cổ truyền chưa được kiểm chứng khoa học để trị bệnh. Tránh những trường hợp, điều trị bệnh bừa bãi, khiến bệnh càng ngày càng xấu đi thậm chí gây ra các bệnh khác.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Bệnh thận mãn tính là loại bệnh khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Vì vậy, mọi người nên thường xuyên đi khám sức khỏe ngay cả khi không có triệu chứng. Đặc biệt, nếu bạn bị bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường thì một năm nên có ít nhất 2 lần đi kiểm tra định kỳ nước tiểu cùng chức năng thận
- Kiểm soát bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường và cao huyết áp là hai loại bệnh rất có hại cho thận. Có nhiều bệnh nhân không kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp cùng bệnh tiểu đường nên đã liên tục gây tổn thương cho thận. Vì vậy, một trong những phương pháp giảm nguy cơ bị bệnh thận mãn tính, người bệnh nên kiểm soát tốt huyết áp và lượng đường trong máu của mình.
Tóm lại, thận là cơ quan quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là nam giới. Ngoài việc chú ý đến thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày, những người trên 30 tuổi nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo thận vẫn đang khỏe.
Theo Aboluowang
Lưu Ly