Để gia nhập các ứng dụng đang thống lĩnh thị trường đặt đồ online, các doanh nghiệp F&B có thể mất chi phí ban đầu từ 500.000 - 1 triệu để tạo gian hàng online, mức hoa hồng cho mỗi đơn hàng online cho app là 13-25%. Tuy nhiên, mức chi phí thực tế có khi lên tới 30 -38% chưa kể các rủi ro tiềm ẩn.
Bề nổi của tảng băng chìm khi gia nhập app giao hàng ăn uống
Theo Báo cáo xu hướng giao hàng và đồ ăn của Q&me năm 2022, 83% người Việt được hỏi có sử dụng dịch vụ giao hàng ăn uống, cao hơn 62% so với năm 2021. Trong đó, 77% trong số những khách hàng này có sử dụng ít nhất một ứng dụng giao hàng trên điện thoại.
Hòa mình để đáp ứng nhu cầu giao nhận của "các thượng đế", tận dụng công nghệ nhằm gia tăng lượng khách và đơn hàng, các cửa hàng đều đua nhau lần lượt gia nhập app giao hàng. Tính trung bình ở Việt Nam, 10 thì có trên 9 cửa hàng khẳng định nền tảng giao hàng là dịch vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của họ. Con số này ở tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM thậm chí còn cao hơn.
Lợi ích ban đầu ai cũng nhìn thấy, tham gia ứng dụng giao hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp F&B tận dụng lượng khách ổn định trên các app giao hàng, tăng lượng đơn hàng, tăng doanh thu ngay cả trong những ngày mưa gió rét, lượng khách tại chỗ giảm. Tuy nhiên, sự hợp tác đang trở thành con dao hai lưỡi khiến các cửa hàng dần trở thành kẻ bị phụ thuộc, phải tự cắt máu cho các chương trình giảm giá hàng tháng trên các nền tảng này.
Khi người làm chủ cuộc chơi chính là các app giao hàng
Để gia nhập ba ứng dụng đang thống lĩnh thị trường đặt đồ online là Grab, Shopeefood và Baemin (Báo cáo Q&me năm 2022), các cửa hàng có thể mất chi phí ban đầu từ 500.000 - 1 triệu cho việc khởi tạo gian hàng online. Mức hoa hồng cho mỗi đơn hàng phát sinh từ các app đặt đồ online rơi vào khoảng từ 13 -25%. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là mức chi phí thực tế các cửa hàng đã bỏ ra.
Bên cạnh mức hoa hồng cho các app, các chương trình tài trợ nhằm thúc đẩy đơn hàng đều được hầu hết các app giao hàng giới thiệu tới chủ cửa hàng. Theo đó, chương trình khuyến mãi này được một số app hỗ trợ từ 30 đến 50%, trong khi với các "ông lớn" như Grab hay Shopeefood - các app có lượng khách hàng ổn định thì hầu như các cửa hàng phải chịu 100% chi phí tài trợ. Điều này khiến chi phí cửa hàng bỏ ra cho mỗi đơn hàng từ app giao đồ ăn uống sẽ lên tới 30 -37%.
Tình thế buộc các cửa hàng phải đứng trước sự lựa chọn, không chạy chương trình tài trợ thì đơn hàng lèo tèo nhưng khi chấp nhận "cắt máu" chạy khuyến mãi thì các doanh nghiệp F&B lại đối mặt với nhiều rủi ro khác. Cho ví dụ, tình trạng giờ cao điểm gọi đồ của các app giao hàng thường trùng với giờ cao điểm của khách tại chỗ, không ít trường hợp shipper xếp hàng lấy nhầm đơn, nhân viên bị quá tải đơn giao thiếu đồ, chi phí ship quay đầu cửa hàng phải chịu nhưng vẫn nhận ngay 1-2 sao review từ khách… Hay một câu chuyện dở khóc dở cười khi khách tới mua đồ trực tiếp than phiền rằng mua ở trên app rẻ hơn, được ship tận nơi lại còn nhận mã giảm giá. Chưa kể, doanh thu của cửa hàng được các app thu trước, trả vào hai đến ba hôm sau hoặc có app tới hẳn một tháng sau mới trả.
Lường trước được những rủi ro hiện hữu này, doanh nghiệp F&B sỡ hữu chuỗi cửa hàng như The Coffee House hay Highlands Coffee đã tìm cho mình một chiến lược thông minh khi tự tạo app Loyalty tích hợp giao hàng của chính mình, biến chúng không chỉ công cụ bán hàng mà là giải pháp bền vững để chăm sóc và giữ chân khách hàng.
Chọn lối đi riêng để không bị lệ thuộc
Khi The Coffee House app ra đời, đây không chỉ là ứng dụng giao hàng với các tính năng cơ bản như đặt đồ uống online, tìm kiếm cửa hàng gần nhất, gửi thông báo đẩy chương trình khuyến mãi mà còn là app Loyalty giúp tăng khách hàng trung thành hiệu quả. Thật vậy, ứng dụng nhanh chóng tiếp cận người sử dụng với những chính sách điểm thưởng như mua 10.000đ bạn sẽ có 1 điểm, tương ứng với 50 điểm là 500.000đ, bạn sẽ được nhận một phần nước tự chọn miễn phí. Hay trong phiên bản The Coffee House Rewards 3.0, sau mỗi giao dịch trên app bạn sẽ được nhận BEAN để tăng hạng thành viên. Với số BEAN tích luỹ ngoài dùng để xét thăng hạng, khách có thể dùng để đổi thưởng, đổi quà, ưu đãi. Các chương trình Loyalty này sẽ khuyến khích khách hàng tự nguyện cập nhật thông tin thương hiệu và đặt hàng trên app để hưởng ưu đãi.
Sở hữu app Loyalty riêng, toàn bộ dữ liệu khách hàng của The Coffee House được lưu trữ, phân loại, phân tích để đưa ra chương trình marketing phù hợp tới từng nhóm khách hàng khác nhau. Nếu tài khoản đã tải app về nhưng chưa từng đặt hàng bao giờ, ứng dụng sẽ liên tục gửi thông báo tặng voucher mua 1 tặng 1 nhằm khuyến khích khách hàng đặt qua ứng dụng. Bên cạnh đó, đây cũng là kênh quảng bá thương hiệu hiệu quả, thay vì phải trả tiền để đẩy hiển thị như các app giao hàng vẫn làm thì nay The Coffee House hoàn toàn chủ động trong việc lưu lại hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
Chỉ sau gần 5 năm phát triển ứng dụng, The Coffee House đã khiến cả giới F&B ngưỡng mộ bởi tốc độ phát triển thần kỳ như hơn 100.000 lượt tải xuống dữ liệu của 1 triệu user hay đánh giá 4.8/5 và hàng loạt những bình luận tích cực từ người dùng. Như ông Đinh Anh Huân - Chủ tích HĐQT The Coffee House từng chia sẻ, "Các ứng dụng giao đồ ăn đốt tiền khuyến mãi chỉ đem lại giá trị ngắn hạn cho các thương hiệu đồ ăn thức uống. Thương hiệu rồi sẽ lệ thuộc vào các ứng dụng". Hiện nay, Highlands Coffee và The Coffee - hai ông lớn trong ngành F&B tại Việt Nam đều đã chọn hướng đi bền vững, chủ động tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua app Loyalty tích hợp giao hàng của riêng mình.
Trên thực tế, không cần sở hữu đội ngũ lập trình chuyên nghiệp với mức chi phí khủng, các doanh nghiệp F&B hoàn toàn có thể tự tạo app Loyalty tích hợp giao hàng cho thương hiệu thông qua bên thứ ba. BizMobile Apps - giải pháp thiết kế ứng dụng di động dựa theo nhu cầu và đặc thù của từng doanh nghiệp, không chỉ giúp tăng doanh thu, giảm chi, hạn chế lệ thuộc vào app giao hàng mà còn hỗ trợ quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh chăm sóc và giữ chân khách hàng bền vững. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệp hơn 13 năm kinh nghiệm đến từ VCCorp, Bizfly tự hào đã tư vấn và thiết kế thành công các dự án app lớn như Muachung, CafeF, Soha, mạng XH Lotus… Tìm hiểu thêm về BizMobile Apps tại đây.