Chuẩn bị khánh thành nhà máy IoT/ Smarthome - Động thái nắm bắt "thời cơ" của Lumi

Trong bối cảnh thị trường IoT toàn cầu dự báo đạt 2.227 tỷ USD vào năm 2028 (theo Statista), doanh nghiệp Việt, đang làm gì để tận dụng tiềm lực sẵn có, bắt kịp xu hướng sản xuất thiết bị IoT của thế giới là vấn đề được quan tâm.
Chuẩn bị khánh thành nhà máy IoT/ Smarthome - Động thái nắm bắt "thời cơ" của Lumi - Ảnh 1.

Mới đây, Lumi Việt Nam công bố chuẩn bị khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị IoT/ Smarthome cho thấy động thái mạnh mẽ nắm bắt xu hướng thị trường IoT của doanh nghiệp và tạo động lực tiền đề không nhỏ cho các doanh nghiệp công nghệ tư nhân Việt "Making Product" để đi xa hơn.

Sự tăng trưởng ấn tượng của thị trường IoT toàn cầu

Theo Statista, thị trường IoT toàn cầu được dự tính đạt 1.387 tỷ USD vào năm 2024, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12,57% (CAGR 2024-2028). "Trên bình diện toàn cầu, dù đứng trước bối cảnh kinh tế bất ổn kéo dài, thị trường IoT vẫn chứng kiến những tin tức kinh tế tích cực, giữ vững vị thế là một khoản đầu tư quan trọng" - theo IoT Analytics.

Chuẩn bị khánh thành nhà máy IoT/ Smarthome - Động thái nắm bắt thời cơ của Lumi - Ảnh 1.

Doanh thu thị trường IoT toàn cầu 2024 - 2028

Theo đó, thị trường IoT ở châu Á cũng được dự kiến tăng trưởng ấn tượng trong những năm tới, với doanh thu 480,4 tỷ USD vào năm 2024 và 790 tỷ USD vào năm 2028. Thị trường IoT tiếp tục mở rộng, những tiến bộ công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhằm nâng cao trải nghiệm sống. Khi đó, cơ hội mở ra cho nhiều nước châu Á không chỉ về phân phối, tiêu thụ sản phẩm IoT mà còn là "công xưởng mới" sản xuất thiết bị, thúc đẩy nền kinh tế khu vực.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới với thị trường được dự báo tăng lên hơn 13,1 tỉ USD vào năm 2028, theo Research and Markets. Có thể thấy, đây là thị trường tăng trưởng nhanh và có nhiều tiềm năng nếu như các doanh nghiệp biết nắm thời cơ và có đủ động lực, tiềm lực để phát triển.

Chuẩn bị khánh thành nhà máy IoT/ Smarthome - Động thái nắm bắt thời cơ của Lumi - Ảnh 2.

Xu hướng thị trường IoT Việt Nam

Các động thái tích cực của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh IoT "bùng nổ"

Theo nghiên cứu của Deloitte, ngành công nghiệp thiết bị IoT tại Việt Nam đang trở mình với dự báo đến năm 2027 sẽ có khoảng 14,8 triệu thiết bị kết nối IoT. Tuy nhiên, đây vẫn là một ngành tương đối nhỏ ở Việt Nam so với phần còn lại của thế giới khi số lượng sản phẩm IoT đến từ doanh nghiệp sản xuất trong nước còn rất hạn chế, thậm chí không đáng kể. Với tiềm lực sáng tạo và nội lực sẵn có của nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt, trong tương lai gần, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tận dụng dư địa sẵn có để phát triển lĩnh vực sản xuất thiết bị IoT.

Trong bối cảnh đó, Lumi Việt Nam - thương hiệu smarthome duy trì vị thế dẫn đầu trong 12 năm phát triển, sở hữu năng lực nghiên cứu, làm chủ công nghệ lõi cùng nhiều bằng độc quyền sáng chế công nghệ, không thể không nắm bắt cơ hội. Dự báo tích cực của thị trường IoT tại Việt Nam giúp tăng thêm niềm tin và động lực để Lumi mở rộng sản xuất thiết bị IoT khác bên cạnh sản phẩm smarthome. Từ đó, cùng các doanh nghiệp công nghệ Việt "góp mình" thúc đẩy nền kinh tế, giúp người dùng có thể sử dụng các sản phẩm IoT make in Việt Nam chất lượng, phù hợp nhu cầu và chi phí hợp lý nhất.

Khánh thành Lumi Smart Factory - Lumi muốn "đi nhanh và xa hơn" trong làn sóng sản xuất thiết bị IoT toàn cầu?

Lumi vừa công bố chuẩn bị khánh thành nhà máy sản xuất thiết bị IoT/ Smarthome - Lumi Smart Factory với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng vào ngày 20/04/2024 tới đây. Không chỉ sản xuất các thiết bị smarthome, thiết bị lighting cho Lumi Việt Nam, Lumi Smart Factory mở rộng kinh doanh các lĩnh vực ODM, OEM, EMS cho đối tác trong nước và quốc tế. Điều này giúp Lumi trở thành thương hiệu smarthome make Vietnam đầu tiên sở hữu nhà máy sản xuất thiết bị IoT/ Smarthome công nghệ cao và quy mô. Đây cũng được coi là dấu mốc đánh dấu sứ mệnh mới của Lumi, bước đi mạnh mẽ nhằm hiện thực hóa khát vọng trở thành thương hiệu tự hào của Việt Nam trong lĩnh vực IoT trên trường quốc tế.

Theo thông tin được tiết lộ, nhà máy được đầu tư mạnh mẽ với trang bị các thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến từ các cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản,… Đồng thời áp dụng quy trình sản xuất chuyên nghiệp với dây chuyền công nghệ sản xuất PCBA theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Nhờ đó, mỗi năm, công suất thiết kế của Lumi Smart Factory đạt 1.000.000 thiết bị smart home; 500.000 thiết bị smart lighting; và hàng triệu thiết bị IoT khác.

Chuẩn bị khánh thành nhà máy IoT/ Smarthome - Động thái nắm bắt thời cơ của Lumi - Ảnh 3.

Dây chuyền SMT hiện đại của Lumi Smart Factory

Chia sẻ trước thềm sự kiện, ông Nguyễn Đức Tài - CEO Lumi Việt Nam cho biết: "Chúng tôi lựa chọn bước vào một hành trình mới, dù biết hành trình phía trước còn nhiều "thách thức và rào cản" nhưng với năng lực sáng tạo nội tại doanh nghiệp, "bàn đạp" sẵn có trong smarthome, tôi tin rằng trong tương lai, từ Lumi Smart Factory sẽ cho ra đời hàng triệu thiết bị IoT phục vụ người dùng trong nước và quốc tế."

Có thể nói, nhà máy công nghệ cao Lumi Smart Factory chính là minh chứng rõ nhất cho nỗ lực của doanh nghiệp công nghệ Việt trong việc không ngừng vươn ra biển lớn, bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu.

Chuẩn bị khánh thành nhà máy IoT/ Smarthome - Động thái nắm bắt thời cơ của Lumi - Ảnh 4.

Thông tin lễ khánh thành Lumi Smart Factory

Tin Cùng Chuyên Mục
Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Dịch vụ giải mã gen của GeneStory được vinh danh top 10 tại Make in Vietnam 2024

Tại lễ công bố và trao giải thưởng Make in Vietnam 2024 sáng ngày 15/1, Sản phẩm Dịch vụ Giải mã gen chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội của GeneStory đã được xướng tên Top 10 hạng mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội”.
Tin mới