(Tổ Quốc) - Thực ra, đời người chính là như vậy, lựa đúng phương thức sống rồi mới có thể vui vẻ được. Sự hào nhoáng, huy hoàng nhất thời trước mặt, luôn khiến người ta không cầm lòng được mà đưa tay ra muốn nắm lấy, nhưng pháo hoa thì chóng tàn, chỉ có một bản thân kinh qua rèn dũa và nỗ lực mới có thể biến thành ngôi sao trên trời, tỏa sáng mãi mãi.
Cuốn "Wei Cheng", một trong những kiệt tác của văn học Trung Quốc thế kỷ XX, có viết rằng: "Một chùm nho trong tay, một kiểu người chọn quả ngon nhất ăn trước, kiểu người còn lại sẽ để quả ngon nhất lại sau cùng mới ăn".
Suy cho cùng, chỉ khi chọn đúng phương thức sống, thì sống mới vui vẻ được.
Sướng trước khổ sau
Kiểu người đầu tiên, có xu hướng tìm kiếm sự tồn tại tốt nhất trong mọi thứ, đồng thời họ thích tận hưởng chúng, quan điểm của họ là "không nên hoãn sự tận hưởng đó lại", sướng trước khổ sau. Mặc dù trông có vẻ rất xởi lở, rất sướng, nhưng thực ra lại chỉ có thể tận hưởng sự ung dung nhất thời, khi hào quang của hạnh phúc tan biến, thứ còn lại lại chỉ là sự cô đơn, thậm chí mọi thứ đều sẽ ngưng tụ lại thành mây mù.
Tư tưởng "hưởng thụ luôn lập tức" tuy không sai, nhưng nếu không chừa lại cho mình đường lui, chỉ sợ sau này bạn sẽ trở nên hiu quạnh trong sự tùy ý và thoải mái. Sướng trước khổ sau, điểm không tốt của nó nằm ở đâu? Đó là khi sự hưởng thụ đã trở thành thói quen rồi, sau này rời nó ra, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lạc lõng, thiếu thốn, sự đau khổ ấy nuốt chửng những hạnh phúc trong quá khứ của bạn. Cảm giác thiếu thốn này khó chịu hơn nỗi đau thể xác vì bạn không thể dễ dàng thoát ra được khỏi nó.
"Đói thì mong ăn, lạnh thì đòi ấm" đây là bản chất của con người, khi sự hưởng thụ đã thành một thói quen, bảo bạn phải từ bỏ nó, chẳng khác nào bảo bạn phản bội lại với bản tính của mình, điều này sẽ đem lại đả kích về mặt tinh thần, khiến bạn khổ càng thêm khổ. Vì vậy, khi muốn ăn quả nho ngon nhất trong chùm, chi bằng dành ra một hai phút ngẫm nghĩ tới điểm không tốt của cái gọi là "sướng trước khổ sau".
Khổ trước sướng sau
Khổng Tử từng nói: "Thiên tướng giáng đại nhậm vu tư nhẫn dã, tất tiên khổ kì tâm chí, láo kì cơ củ, ngã kì thể phu", ý muốn nói, ông trời, khi muốn trao trọng trách lớn lao cho ai đó, đều sẽ khiến họ khổ não, mệt mỏi, chịu đói chịu khát, bất lực, khiến mỗi hành động của họ đều không được như ý muốn để từ đó mài dũa ý chí, sự kiên cường và những năng lực mà trước đó họ không sở hữu.
Tuân Tử cũng nói: "Lao khổ chi sự tắc tranh tiên, nhiêu lạc chi sự tắc năng nhượng", ý muốn nói chuyện khó khăn vất vả thì hãy tranh đi làm, việc hưởng thụ hãy nhường lại cho người khác.
Cả hai Nho gia lỗi lạc đều bảo rằng muốn nên cơm nên cháo, trước tiên hãy học cách chịu khổ, đặt cái khổ lên trước sự sung sướng hưởng lạc.
Chịu khổ thực ra có thể là một quá trình "giấu năng lực", kiểu "tẩm ngẩm tầm ngầm". Có thể bạn lúc này chưa đủ thực lực, chỉ có thể âm thầm nhẫn nhịn chịu khó chịu khổ nỗ lực, nhưng nhất định không được từ bỏ việc mài dũa bản thân, đây chính là nền tảng của khổ trước sướng sau. Học cách chịu khổ còn có thể khiến chúng ta hạ thấp sự kì vọng trong tâm lý, gặp việc không sợ hãi, sẽ không vì đả kích mà xuống tinh thần, ngược lại, nếu nhận được những phản hồi tích cực, có thể rất nhanh chóng nắm bắt được thời cơ thích hợp.
Thà khổ khi trẻ còn hơn khổ khi già. Đừng coi gian khổ là khó khăn không thể vượt qua mà hãy coi đó là phương tiện để rèn giũa bản thân, chỉ khi vượt qua hết ngàn núi trăm sông, bạn mới có thể thực sự tận hưởng được sự vui vẻ, hạnh phúc và tự hào mà thành quả đem lại.
Vì vậy, hãy chọn nếm vị đắng trước rồi hãy nếm ngọt sau, tránh sau này phải nếm vị chua chát lẫn lộn.
Thực ra, đời người chính là như vậy, lựa đúng phương thức sống rồi mới có thể vui vẻ được. Sự hào nhoáng, huy hoàng nhất thời trước mặt, luôn khiến người ta không cầm lòng được mà đưa tay ra muốn nắm lấy, nhưng pháo hoa thì chóng tàn, chỉ có một bản thân kinh qua rèn dũa và nỗ lực mới có thể biến thành ngôi sao trên trời, tỏa sáng mãi mãi.
Nếu chỉ tham lam hưởng thụ, bạn sẽ mất dần đi chí tiến thủ, lạc lối trong sự hào nhoáng, khó mà mài dũa được thành ngọc sáng, sự vui vẻ nhất thời kia cũng theo đó tan biến rất nhanh. Dù cho có cả thiên thời địa lợi nhân hòa, thì cũng phải lựa chọn biến nó thành động lực tiến lên, chứ không phải lựa chọn "há miệng chờ sung". Đừng để tới khi mất đi rồi mới phát hiện ra những ngày xưa nó quý hóa tới nhường nào, hãy âm thầm trưởng thành, đồng thời biến những khó khăn, vất vả mà mình trải qua thành trái ngọt, rồi hưởng thụ vị ngọt của nó, vừa ăn vừa mỉm cười hạnh phúc, trở thành người chiến thắng sau cùng.
Alexx