Từ đầu năm, 2023 được dự báo là "một năm kinh tế buồn", và buộc phải có những chiến lược quan trọng để doanh nghiệp vững vàng hơn trước các ảnh hưởng của suy thoái, nhất là trong chiến lược chuyển đổi số.
Suy thoái kinh tế: phép thử "sức bền" các doanh nghiệp
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng sản phẩm trong nước (GDP) Quý III/2023 tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong vòng hơn 1 thập kỷ qua (từ 2011- 2023) trừ giai đoạn dịch bệnh bùng phát 2020-2021.
Cũng theo số liệu này, tổng 9 tháng năm 2023, GDP tăng 4,24% so với cùng kỳ các năm trước, chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 2,19% và 1,57% của 9 tháng năm 2020 và 2021.
Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy các doanh nghiệp và cả xã hội đã bước những bước đi dè dặt, tất cả đều phải "nương" theo nhịp biến động của thị trường. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế cũng được coi là phép thử "sức bền" cho doanh nghiệp minh chứng tiềm lực và sức chống chịu trước khủng hoảng. Tức là, ngoài những cách chống đỡ trước tình hình như cắt giảm chi phí, giai đoạn này đòi hỏi các doanh nghiệp cần chủ động có những bước đi quyết liệt để thúc đẩy kinh doanh - sản xuất. Điển hình, việc ứng dụng chuyển đổi số trong vận hành - quản lý - sản xuất được coi là cách tối ưu giúp doanh nghiệp "tiết kiệm" tiềm lực, chờ cơ hội để "bật lên".
Tại Diễn đàn Kinh Tế 2023 Cùng Doanh Nghiệp Vượt Sóng, đại diện phía Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, theo kinh nghiệm, những doanh nghiệp có áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số khi gặp khủng hoảng, họ cũng suy yếu nhưng có khả năng phục hồi nhanh hơn, và sau khủng hoảng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng với tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu cao hơn.
Chuyển đổi số lĩnh vực "ngách": ngách nhỏ - tư duy lớn
Xét về trực quan, các chuyên gia cũng nhận thấy sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp cho công nghệ, dồn nguồn lực cho hoạt động chuyển đổi số kể cả trong lĩnh vực "ngách", đổi lại buộc phải cắt giảm các chi phí không cần thiết khác ngay từ trước đợt suy thoái này.
Ông Nguyễn Đăng Cường - Giám đốc Công ty TNHH MTV Phần Mềm SpeedMaint cho biết: "Doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện số hóa từ những "ngách" nhỏ nhưng có tính bền vững với chi phí không quá cao lại có tính hiệu quả đường dài. Chuyển đổi số lĩnh vực quản lý bảo trì thiết bị là một ví dụ. Chẳng hạn, nhiều doanh nghiệp vẫn đang thực hiện quản lý tài sản, lưu trữ dữ liệu, quản lý hoạt động bảo trì thiết bị/máy móc khá thủ công; nhưng hiện đang dần chuyển sang quản lý trên phần mềm quản lý tài sản, bảo trì thiết bị chuyên biệt như SpeedMaint CMMS."
Ông cho biết thêm: "Mặc dù quản lý bảo trì thiết bị xuất hiện trên thị trường Việt Nam là một lĩnh vực ngách, và chưa phải là hoạt động cấp thiết trong chuyển đổi trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính trong bối cảnh phải "cắt giảm chi phí" hiện nay đã khiến các doanh nghiệp có cái nhìn nghiêm túc hơn về vấn đề bảo trì và số hóa hoạt động bảo trì."
Cũng theo ông Cường, qua quá trình làm việc, SpeedMaint đã tiếp xúc với rất nhiều các doanh nghiệp ở các lĩnh vực như: XNK Bạch Kim, Viglacera (lĩnh vực sản xuất); Cảng Đà Nẵng, CEIC, Nghệ Tĩnh Port (lĩnh vực quản lý hạ tầng); Thang máy Việt Đông Hải, Atalian, (lĩnh vực Dịch vụ bảo trì); Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW, Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ (lĩnh vực Y tế - Bệnh viện)... Nhìn chung các doanh nghiệp đều gặp vấn đề thiếu dữ liệu và thông tin trong quản lý tài sản và bảo trì thiết bị.
Không chỉ giúp cắt giảm chi phí, giảm nhân sự, rút ngắn thời gian cho hoạt động quản lý tài sản, bảo trì thiết bị, tầm nhìn xa, việc số hóa quản lý bảo trì thiết bị góp phần giúp doanh nghiệp cán đích thành công chuyển đổi số.
Điển hình, như Công ty Cổ phần Sông Ba (SBA) - doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh điện năng tại khu vực Nam Trung Bộ. Với đặc thù ngành sản xuất điện, nhưng quy trình quản lý tài sản, bảo trì theo theo cách truyền thống với giấy tờ, file excel của Sông Ba không thể đáp ứng được yêu cầu cao trong quản lý tài sản, bảo trì của nhà máy. Bởi vậy, doanh nghiệp đã đầu tư số hóa, ứng dụng phần mềm Quản lý bảo trì thiết bị SpeedMaint CMMS để tối ưu hóa hoạt động quản lý tài sản, đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo trì - bảo dưỡng thiết bị nhà máy.
"Về cơ bản, khoản đầu tư "ngách" này trước mắt giúp Sông Ba quản lý tài sản một cách có hệ thống, chủ động trong bảo trì, hạn chế sự cố, cũng vì thế, chi phí cho hoạt động khắc phục sự cố cũng giảm. Về lâu về dài tuổi thọ máy móc tăng lên, năng suất lao động cũng sẽ được cải thiện", ông Huỳnh Bá Anh Nhật - Đại diện Kỹ thuật Công ty Cổ phần Sông Ba chia sẻ.
Ngoài ra, theo khảo sát từ các khách hàng, SpeedMaint nhận thấy, trước đây doanh nghiệp luôn tiêu tốn cho hoạt động bảo trì, đặc biệt là bảo trì khắc phục (do những sự cố đột ngột của máy móc), gây ra thời gian dừng máy kéo dài. Hiệu suất làm việc giảm và khối lượng công việc của đội kỹ thuật - bảo trì phải tăng lên. Nhưng, sau khi áp dụng phần mềm quản lý bảo trì CMMS, doanh nghiệp có thể tiết kiệm 15-20% chi phí bảo trì, giảm 32% thời gian chết trong doanh nghiệp, tăng 26% hiệu suất làm việc; khối lượng công việc đội ngũ bảo trì giảm tới 25% và đặc biệt thông tin dữ liệu được đảm bảo 100%.
Theo một đánh giá trên Globe Newswire, thị trường CMMS dự kiến sẽ đóng góp 20% trên thị trường quản lý tài sản toàn cầu. Các quy trình được tự động hóa bởi giải pháp CMMS đang gia tăng do lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa, quản lý hàng tồn kho, lưu trữ hồ sơ chi phí bảo trì, yêu cầu công việc và quản lý lệnh sản xuất cũng như quản lý hồ sơ kiểm toán và tuân thủ.