(Tổ Quốc) - Ông Đào Trung Thành – Chuyên gia Tư vấn Chuyển đổi số đánh giá báo cáo "Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19" do Lazada phát hành cho thấy vai trò quan trọng của TMĐT trong hành trình Chuyển đối số quốc gia năm 2021.
Ông Đào Trung Thành – Chuyên gia Tư vấn Chuyển đổi số chia sẻ về báo cáo ngành TMĐT do Lazada công bố.
Ông nhận định gì về ảnh hưởng của công nghệ trong việc thay đổi hành vi người tiêu dùng năm 2021, đặc biệt trên TMĐT?
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nền kinh tế thế giới và Việt Nam khá nặng nề. Giãn cách xã hội, biện pháp hạn chế tiếp xúc trực tiếp… đã thúc đẩy người tiêu dùng đặt hàng trên thiết bị di động và nền tảng trực tuyến nhằm đảm bảo mua sắm tiện lợi và an toàn. Tại Đông Nam Á và Việt Nam, mua sắm trực tuyến dần trở thành thói quen tiêu dùng mới và là động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số.
Nhiều hình thức mua sắm trực tuyến mới ra đời, giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Hình thức mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) được các nền tảng TMĐT tận dụng để thúc đẩy sự tham gia tương tác khách hàng, giúp trải nghiệm mua sắm trên TMĐT hấp dẫn ngay tại nhà. Theo báo cáo của Lazada Việt Nam, trong quý 3/2021 tổng doanh thu trên LazLive tăng hơn 8 lần, doanh thu hàng ngày qua livestream tăng gần 400%.
Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin được các doanh nghiệp đầu tư, đảm bảo việc truy cập vào nền tảng trực tuyến nhanh chóng và an toàn. Thị trường trung tâm dữ liệu Đông Nam Á năm 2021 tăng trưởng với sự tham gia của các nhà cung cấp công nghệ đám mây như Google Cloud, AWS, Microsoft Azure, Alibaba. Việc áp dụng các dịch vụ dựa trên đám mây (cloud) tạo động lực cho TMĐT phát triển bằng cách giúp nền tảng vận hành, lưu trữ và mở rộng .
Công nghệ thực tế ảo VR (Virtual Reality) và thực tế tăng cường AR (Augmented Reality) cũng được đẩy mạnh nhằm cung cấp trải nghiệm sản phẩm cho người dùng dù không tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ, khi mua sản phẩm trang điểm tại gian hàng Shiseido trên Lazada Singapore, khách hàng có thể thử các sản phẩm trang điểm thông qua công nghệ thực tế ảo VR.
Trong khi đó, chatbot và trợ lý ảo sử dụng công nghệ AI được ứng dụng để phản hồi yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Cùng với kết quả phân tích dữ liệu lớn (Big Data), AI đưa ra các phân tích dự đoán để gợi ý cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất.
Tóm lại, công nghệ số đang làm thay đổi diện mạo ngành bán lẻ và hành vi khách hàng, đặc biệt với những khách hàng Gen Z.
Theo ông, thay đổi hành vi này có được duy trì sau đại dịch?
Hoạt động mua sắm trực tuyến được dự đoán sẽ không dừng lại sau Covid-19. Theo khảo sát của Google, Temasek và Bain & Company vào năm 2021, 58% người tiêu dùng tại Việt Nam cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ mua sắm trên nền tảng TMĐT bởi sự thuận tiện và 53% thừa nhận rằng nó đã trở thành một phần thói quen.
Sốngười tham gia TMĐT tăng, đồng nghĩa đòi hỏi về trải nghiệm mua sắm tăng. Bên cạnh Shoppertainment, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm là yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo thời gian và ngữ cảnh thực. Nếu tận dụng hiệu quả công nghệ số để tối ưu quá trình bán hàng và trải nghiệm mua hàng, các nhà bán lẻ sẽ có lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Liệu việc người tiêu dùng quen với mua sắm online và nhà bán hàng quen với hóa đơn điện tử,… có giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia?
Thứ nhất, việc người tiêu dùng quen với mua sắm và giao dịch online,… sẽ tạo áp lực lên các doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động số hóa và chuyển đổi số mô hình kinh doanh.
Thứ hai, việc tiêu dùng và mua sắm online thường xuyên sẽ giúp người tiêu dùng cởi mở hơn trong việc ứng dụng công nghệ trong các hoạt động khác của cuộc sống, từ đó thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống.
Thứ ba, tiêu dùng online sẽ thúc đẩy TMĐT và nền kinh tế số - một trong những trụ cột của chuyển đổi số quốc gia.
Các công ty TMĐT nên có những hoạt động gì để đẩy mạnh đóng góp vào quá trình chuyển đổi số quốc gia?
Các doanh nghiệp TMĐT cần thực hiện các phương án tối ưu để tăng hiệu quả kinh doanh, hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp TMĐT cần tích cực hỗ trợ nhà bán hàng như đơn giản hóa quá trình đăng ký kinh doanh, xây dựng khoá đào tạo nhà bán hàng, cung cấp công cụ tối ưu kinh doanh…; cùng với các chương trình tiếp thị để tạo cơ hội cho nhà bán hàng quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống logicstics bền vững, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao hàng là điều cần thiết để giúp nhà bán hàng đảm bảo kinh doanh.
Theo quan sát của tôi, Lazada là một trong những nền tảng TMĐT tích cực nhất trong việc xây dựng, phát triển cộng đồng nhà bán hàng với các hoạt động tương tác, đào tạo; đưa ra nhiều lễ hội mua sắm giúp nhà bán hàng tăng doanh thu.
Tóm lại, TMĐT hiện nay sử dụng công nghệ nền tảng để vận hành. Do đó, các doanh nghiệp TMĐT cần thúc đẩy hoạt động của hai nhóm khách hàng chính là người bán và người mua để gia tăng hiệu ứng mạng lưới (Network Effect).
Bạn có thể đọc thêm về báo cáo "Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ Covid-19" của Lazada tại đây.
Ánh Dương