(Tổ Quốc) - Mặc dù trái cây rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải loại trái cây nào cũng thích hợp cho tất cả mọi người. Bạn nên chọn loại trái cây tốt cho thể trạng của bản thân và ăn vào thời điểm thích hợp để tránh xảy ra những bệnh tật ngoài ý muốn.
Trong phòng cấp cứu, Tiểu Lâm - cô gái tuổi đôi mươi đang ôm bụng kêu gào đau đớn. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cô gái trẻ bị đau dạ dày, và kết luận nguyên nhân đến từ loại trái cây "vạn người mê" là táo.
Hỏi ra mới biết, trước đây Tiểu Lâm không để ý đến chế độ ăn uống của mình, thường xuyên ăn đồ vặt dẫn đến bị viêm loét dạ dày. Sau khi nghe bác sĩ nhắc nhở phải chú ý hơn đến việc ăn uống, cô nghĩ táo là loại quả tốt cho sức khỏe nên quyết tâm ăn loại quả này hàng ngày khi bụng đói.
"Mỗi ngày một quả táo, cả đời không cần gặp bác sĩ", vậy tại sao một số người lại bị đau dạ dày khi ăn táo?
Táo luôn được xem là một trong những loại trái cây thơm ngon và tốt cho sức khỏe nhất. Ăn táo thường xuyên không chỉ giúp giảm cân, hỗ trợ vi khuẩn đường ruột, chống hen suyễn mà còn tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư…
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Táo có giá trị dinh dưỡng tương đối cao lại tốt cho sức khỏe, vậy tại sao một số người bị đau dạ dày khi ăn loại quả này?
Trước hết, táo chứa nhiều axit malic, axit xitric,… nên nếu ăn táo khi bụng đói, những chất này sẽ phản ứng hóa học với axit trong dạ dày tạo thành các hợp chất kết tủa khó tan, từ đó dẫn đến viêm dạ dày cấp tính. Ngoài ra, táo còn chứa men protease dễ gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Vì vậy, người ta khuyến cáo những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên ăn ít táo, càng không nên ăn táo khi bụng đói.
4 loại quả là "khắc tinh" của dạ dày
Chế độ ăn uống và sức khỏe dạ dày có quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài táo, người bị đau dạ dày cũng nên ăn ít những loại quả có hàm lượng chất xơ cao, nhiều axit tannic và nhiều chất béo, đặc biệt là 4 loại quả sau đây.
1. Táo tàu tươi
Táo tàu tươi rất giàu chất xơ, nên nếu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị kích thích và xuất hiện các triệu chứng khó chịu. Hơn nữa, vỏ của táo tàu tươi tương đối cứng và thô ráp, rất dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nhất là đối với những bệnh nhân bị viêm loét bộ phận này từ trước.
2. Táo gai
Táo gai có tác dụng khai vị rất tốt, tuy nhiên cũng không nên ăn nhiều vì táo gai chứa nhiều tannin và pectin, khi gặp axit dịch vị dễ bị kết tủa và tạo thành sỏi dạ dày. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm loét hoặc chảy máu, và thậm chí thủng thành dạ dày, hoại tử.
3. Kiwi
Kiwi có nhiều chất tanin pectin, enzym phân giải protein, carbohydrate và các chất hữu cơ khác. Vitamin C và pectin chứa trong quả kiwi có thể làm tăng tiết axit dịch vị, từ đó làm tăng gánh nặng cho dạ dày và sinh ra các phản ứng như axit pantothenic, đau bụng, ợ chua…
Bên cạnh đó, kiwi là một loại trái cây có tính lạnh, ăn quá nhiều dễ làm tổn thương dương khí của lá lách và dạ dày, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng. Vì vậy, tốt nhất những người bị dạ dày không nên ăn hoặc ăn ít kiwi.
4. Quả hồng
Mặc dù quả hồng rất ngon và bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều cũng có hại cho cơ thể con người. Bởi trong quả hồng, đặc biệt là phần vỏ cũng chứa nhiều tanin có khả năng tạo liên kết bền vững với các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác axit trong dạ dày. Cuối cùng, hợp chất này đông đặc lại thành cục và tạo thành sỏi dạ dày.
Những loại quả tốt cho người mắc bệnh về dạ dày
Dưới góc độ y học, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có thể ăn nhiều chuối. Chuối có tác dụng nhuận tràng, đồng thời có thể làm giảm đầy hơi, rất tốt cho dạ dày.
Bên cạnh chuối, enzyme papain có trong đu đủ có tác dụng giúp phân hủy và đẩy nhanh quá trình hấp thụ protein sẽ làm dịu chứng viêm dạ dày và chứng khó tiêu. Đu đủ cũng là một loại trái cây tốt để giảm đau và tăng cường sức đề kháng cho lá lách và dạ dày.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, long nhãn có thể được sử dụng làm thuốc với chức năng như bổ khí, cường dương, bổ tỳ vị và làm ấm dạ dày.
Anh đào cũng là một loại quả mà người mắc bệnh về dạ dày vì có tính ấm, giúp ích nhiều cho việc trung hòa ích khí, cường tỳ vị, khai vị.
3 lưu ý quan trọng đối với người trung niên và cao tuổi khi ăn trái cây
Trên thực tế, không chỉ người bệnh dạ dày nên cẩn trọng khi ăn ăn trái cây mà cả những người trung niên và người già có chức năng hệ tiêu hóa giảm cũng cần lưu ý nhiều điều để tránh gây hại cho cơ thể.
1. Ăn trái cây trước hay sau bữa ăn?
Điều này chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng đường tiêu hóa của từng người. Những người người cao tuổi có chức năng tiêu hóa khỏe mạnh thì không bị giới hạn thời gian ăn trái cây, còn chức năng tiêu hóa kém thì nên ăn sau bữa chính, đặc biệt là trái cây có vị chua.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trái cây có vị chua là do có chứa axit hữu cơ có khả năng kích thích tiết axit dịch vị, giúp tiêu hóa, nhưng lại dễ kích thích dạ dày. Vì vậy những người bị dạ dày nên ăn những loại trái cây này sau bữa chính, hoặc có thể ăn một ít trước bữa ăn để giúp kích thích sự thèm ăn.
2. Không nên ăn quá nhiều
Người cao tuổi không nên ăn quá nhiều trái cây, chỉ nên dừng lại ở tầm 200 đến 400gr mỗi ngày. Bởi trong trái cây có chứa nhiều khoáng chất và vitamin, hàm lượng kali cao, ít natri và hầu hết đều chứa nhiều đường. Do chức năng tiêu hóa của người già tương đối yếu nên ăn quá nhiều trái cây sẽ không tốt cho sức khỏe. Ví dụ, cam chứa nhiều axit có thể gây kích ứng dạ dày, vì vậy, mỗi ngày chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 đến 3 quả, không nên ăn quá nhiều.
Mỗi loại bệnh sẽ có một nhóm trái cây phù hợp cho cơ thể
Những người bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận mãn tính cũng nên biết cách lựa chọn loại thực phẩm này sao cho phù hợp với cơ thể của mình.
Bệnh nhân cao huyết áp có thể chọn các loại trái cây có hàm lượng kali cao như: chà là, dừa, bơ, hắc mai biển, chuối, mít…, nhưng bệnh nhân béo phì không nên ăn trái cây quá ngọt và nhiều calo như những loại này.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Bệnh nhân tiểu đường phù hợp với các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như bưởi, anh đào, đào, mận, dâu tây, lê, táo,… Ngoài ra, những người mắc bệnh này nên ăn trái cây giữa các bữa ăn và nên định lượng cẩn thận khối lượng trái cây nạp vào cơ thể mỗi ngày để điều chỉnh sao cho phù hợp với lượng đường trong máu.
Nếu lượng nước tiểu của người bệnh thận mãn tính bình thường thì có thể ăn thêm hoa quả để bổ sung các chất dinh dưỡng như khoáng chất và vitamin. Còn nếu lượng nước tiểu ít, nên giảm ăn hoa quả để tránh cho kali khó đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
(Theo Toutiao)
Ánh Lê