Cơ hội nào cho mô hình kho lưu trữ tự quản ở Việt Nam?

Sau giai đoạn Covid-19, mô hình kho lưu trữ tự quản tăng trưởng mạnh mẽ với sự tham gia và mở rộng đầu tư của không ít doanh nghiệp. Dù vậy, làm sao duy trì sức hút của thị trường vẫn là bài toán lớn với các đơn vị khai thác.
Cơ hội nào cho mô hình kho lưu trữ tự quản ở Việt Nam? - Ảnh 1.

Trong bối cảnh Covid-19 khi hàng loạt lĩnh vực kinh tế "đóng băng", mô hình kho lưu trữ tự quản nổi lên như một kênh đầu tư bền vững, đem lại nguồn thu ổn định cho các doanh nghiệp vận hành.

Đến khi nền kinh tế bước ra khỏi đại dịch, giữa lúc thị trường chung loay hoay tìm cách phục hồi, các đơn vị ngành này thậm chí còn ghi nhận nhu cầu thuê tăng cao đột biến từ cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp.

Điểm sáng giữa bức tranh kinh tế "xám màu"

Thực tế, kho lưu trữ tự quản từ lâu đã là một phần tất yếu của nhiều đô thị lớn trên thế giới như New York, Berlin, Paris, London, Đài Bắc (Trung Quốc), Singapore... Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh và sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, kho tự quản được cho là tương lai của ngành công nghiệp lưu trữ.

Nhà điều hành kho tự quản Lok’nStore Group PLC (Anh) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh trong nửa năm tài chính kết thúc ngày 31/1/2023, cho thấy chỉ số SSSG (tức doanh thu mỗi nhà kho hiện hữu) đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực tăng trưởng đến từ những cải thiện về công suất cho thuê và giá thuê, dù chi phí vận hành tăng cao.

Nhìn chung cả thị trường Anh quốc - nơi chiếm đến 43% quy mô thị trường kho tự quản của châu Âu, các báo cáo của Cushman & Wakefield những năm gần đây đã liên tục cập nhật những con số kỷ lục mới về tỷ suất lấp đầy và giá thuê. Doanh thu của các đơn vị khai thác theo đó cũng tăng mạnh, đạt 930 triệu euro vào năm thống kê gần nhất 2021.

Còn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), JLL ghi nhận nhu cầu và nguồn cung loại kho này ở Nhật Bản, Australia, Hong Kong (Trung Quốc) đã duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 5-15% trong giai đoạn 2016-2021. Đây là con số vượt trội so với mức tăng trưởng chung của các nền kinh tế.

Sức hút của các thị trường APAC khiến hàng loạt nhà đầu tư tìm đến và mua lại các cơ sở đang hoạt động. Thậm chí, nhiều chủ tòa nhà còn đứng ra xây dựng kho mini và khai thác thay vì cho thuê những mặt bằng này.

"Chúng tôi kỳ vọng nguồn cung kho tự quản ở những thị trường này sẽ tăng trưởng 50% trong 5 năm tới, dựa trên 3 động lực chính là tốc độ đô thị hóa cao trong khi quy mô các căn hộ ngày càng nhỏ; xu hướng làm việc từ xa, văn phòng linh hoạt sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử", các chuyên gia tại JLL đánh giá.

Đặc biệt, đơn vị này còn nhận thấy tiềm năng của mô hình kho tự quản ở những quốc gia có cộng đồng khởi nghiệp lớn mạnh. Đơn cử tại Singapore, gần một nửa khách hàng thuê kho tự quản là doanh nghiệp, chủ yếu là startups.  Đối tượng này có nhu cầu sử dụng kho lưu trữ ổn định hơn nhiều so với người dùng cá nhân, thậm chí mở rộng không gian kho thuê liên tục theo sự phát triển của doanh nghiệp.

Tiềm năng phát triển kho lưu trữ tự quản ở Việt Nam

Tại Việt Nam, dù chỉ mới được biết đến trong vài năm trở lại đây, nhưng mô hình kho lưu trữ tự quản đã thu hút sự gia nhập của không ít doanh nghiệp. Trong đó, không chỉ startups mà nhiều công ty logistics cũng chủ động mở rộng thêm phân khúc này để tăng tính cạnh tranh.

Là người tiên phong mang mô hình kho lưu trữ tự quản đến TP.HCM, ông Aric Austin, CEO MyStorage nhìn nhận thị trường này còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Không chỉ dựa trên thế hệ trẻ thành thị đang ngày càng quan tâm và nỗ lực cải thiện không gian sống trong nhà thoáng đãng và chất lượng hơn, mô hình kho tự quản còn được hưởng lợi từ sự bùng nổ của thương mại điện tử nói riêng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung ở Việt Nam.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông lấy ví dụ thay vì thuê mặt bằng riêng và tự vận hành kho, họ đang ưu tiên thuê kho tự quản, hoặc kho mini tiện lợi, để vừa có giá thuê cạnh tranh, vừa có thể chủ động thời gian và nhân lực cho các công việc như kiểm hàng, theo dõi tồn kho hay đóng hàng, giao hàng đến người mua. Thời gian thuê và kích thước kho cũng rất linh động theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Tại kho tự quản của MyStorage ngay giữa trung tâm TP Thủ Đức (TP.HCM), ông Aric Austin còn bố trí thêm khu vực co-working space để khách thuê làm việc, tiếp đối tác, họp hành, thậm chí nghỉ ngơi. Chính vì vậy, dịch vụ kho tự quản này rất phù hợp với các công ty quy mô vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp hoặc còn trong giai đoạn khảo sát thị trường, tồn kho chưa ổn định.

"Bối cảnh kinh tế, con người Việt Nam rất giống Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan… - những thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và tính hiệu quả của kho lưu trữ tự quản. Do đó, dù thị trường còn cần nhiều thời gian để tiếp nhận, tôi vẫn có niềm tin vào sự thành công của mô hình này tại đây", ông nhấn mạnh.

Theo vị CEO, trong vòng một năm trở lại đây, thị trường kho tự quản ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ mới. Tuy nhiên, ông coi đây là cơ hội cho những doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt và tầm nhìn dài hạn.

Thực tế, cơ sở kho tự quản mới được mở rộng vào tháng 6/2022 của MyStorage đến nay đã đạt tỷ lệ lấp đầy lên đến 98%. Tăng trưởng doanh thu toàn hệ thống trong những năm qua cũng luôn ở mức cao, khoảng 50-80%/năm, kể cả suốt thời kỳ giãn cách xã hội.

Cơ hội nào cho mô hình kho lưu trữ tự quản ở Việt Nam? - Ảnh 2.

"Thay vì cạnh tranh về giá, chúng tôi tập trung đầu tư cơ sở vật chất bảo mật, hiện đại và đào tạo nhân viên để mang đến dịch vụ hoàn hảo nhất. Hiện chúng tôi phục vụ hơn 1.700 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, thông qua 4 cơ sở kho quanh TP.HCM và Đồng Nai, với tổng diện tích kho gần 2.000 m2", ông chia sẻ.

Trong năm nay, MyStorage dự tính nhân đôi số lượng kho tự quản, từ 117 kho hiện nay lên đến 250 kho đủ kích cỡ. Đến cuối năm, doanh nghiệp sẽ mở rộng đến các thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.

Tin mới