Cơ hội nào giúp doanh nghiệp sản xuất Việt vượt bão Covid-19?

(Tổ Quốc) - Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang "căng mình" vượt qua muôn vàn khó khăn thời dịch, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô, công nghệ bán dẫn và lắp ráp điện tử, việc áp dụng tự động hoá công nghiệp được các chuyên gia đánh giá là chìa khoá then chốt, giúp các chuỗi sản xuất giải quyết bài toán hóc búa này.

Ngành sản xuất trăn trở trước đại dịch

Việt Nam vốn được biết đến là điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vào nhiều lợi thế như tình hình chính trị - xã hội ổn định, nguồn lao động trẻ dồi dào với chi phí thấp, tiềm năng thị trường và mạng lưới các hiệp định thương mại tự do.

Dù vậy, thị trường Việt Nam nói chung, và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng vẫn gặp nhiều thách thức trong việc tham gia chuỗi cung ứng của các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Theo các nhà phân tích, Việt Nam còn nhiều hạn chế nổi cộm liên quan đến năng lực quản lý, kết cấu hạ tầng, thủ tục đầu tư, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, ngành công nghiệp phụ trợ và mạng lưới logistics phát triển chưa đồng bộ. Điển hình như ngành công nghiệp bán dẫn trong nước nhìn chung vẫn còn "non" và chậm, chưa có đột phá trọng điểm về phương thức thu hút đầu tư cũng như sản xuất kinh doanh.

Không những thế, đại dịch còn mang đến nhiều thách thức mới cho cộng đồng doanh nghiệp, từ thiếu vốn kinh doanh, cắt giảm lao động đến việc đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu. Cụ thể, với ngành công nghiệp ô tô, những thay đổi, khó khăn bất ngờ buộc doanh nghiệp phải triển khai hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, khiến các đơn vị sản xuất lao đao. Theo một khảo sát của Bộ Công thương, công suất sản xuất, lắp ráp hiện chỉ duy trì ở mức rất thấp do lượng xe tồn kho còn cao, lên đến 122,5%. Ngành công nghiệp điện tử cũng bị ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia khác.

Theo ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam & Campuchia, tình cảnh khó khăn hiện nay càng cho thấy các doanh nghiệp nội địa nên đẩy nhanh việc tự động hoá công nghiệp, hướng đến sáng tạo và đổi mới cho chuỗi sản xuất của mình. "Điều mà chúng ta học được từ sự gián đoạn do đại dịch gây ra chính là sự ứng biến nhanh nhạy và tính bền bỉ là yếu tố cần thiết cho nền công nghiệp hiện đại. Để đạt được sự thay đổi rõ rệt về tính hiệu quả và bền vững, chúng ta cần những bước tiến mạnh mẽ ngay từ bây giờ", ông khẳng định.

Hướng đi mới với tự động hoá

Khi đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến khó lường, các chuyên gia cho biết việc tận dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp Việt chèo chống thoát khỏi khó khăn, tiến tới nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, tự động hoá không chỉ hỗ trợ những nhu cầu cấp thiết của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay như cắt giảm chi phí hoạt động, mà còn góp phần quan trọng vào khả năng phục hồi kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Cơ hội nào giúp doanh nghiệp sản xuất Việt vượt bão Covid-19? - Ảnh 1.

Tự động hoá không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện tại mà còn cho những thách thức không lường trước trong tương lai

Một ví dụ nổi bật của tự động hoá là nền tảng IoT (Internet vạn vật) cùng các phần mềm giám sát. IoT giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng quản lý từ xa thông qua theo dõi sát sao hiệu suất của thiết bị, qua đó giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối ưu hoá nguồn vốn. Xét ở góc độ rộng hơn, IoT còn giúp chủ doanh nghiệp sản xuất có thể theo đuổi các sáng kiến ​​phát triển bền vững một cách chính xác và thuận tiện.

Tại Việt Nam, một hướng đi đang được các nhà sản xuất quan tâm là các giải pháp thuộc kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric. Giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách, kết nối các thiết bị IoT trong các phân xưởng, cho phép các chuyên gia phân tích dữ liệu dễ dàng và chính xác. Qua đó, doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả sản xuất và thu về lợi nhuận cao hơn.

Cơ hội nào giúp doanh nghiệp sản xuất Việt vượt bão Covid-19? - Ảnh 2.

Giải pháp thuộc kiến trúc EcoStruxure của Schneider Electric mở ra hướng đi cho các doanh nghiệp sản xuất Việt

Với đặc tính mở, tính kết nối cao và độ linh hoạt vượt trội, giải pháp này của Schneider Electric hỗ trợ doanh nghiệp vận hành bền vững, đồng bộ và an toàn – những yêu cầu rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Theo Schneider Electric, EcoStruxure có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí lên đến 50%, đẩy nhanh thời điểm ra mắt thị trường đến 20% và tăng năng suất nói chung đến 50%.

Là chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chuyển đổi kỹ thuật số, quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric luôn đồng hành cùng khối doanh nghiệp sản xuất cũng như các ngành hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất trong hành trình thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh đa dạng. "Thay đổi không chỉ giúp ích cho một tổ chức duy nhất, mà cả ngành công nghiệp sản xuất, khách hàng, nhà sản xuất thiết bị gốc, đối tác và người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ công cuộc tự động hoá. Chúng ta cần hợp tác cùng nhau để đạt được điều đó" - Ông Mai Lâm chia sẻ.

Với các giải pháp tự động hoá thuộc kiến trúc EcoStruxure, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin vượt qua cơn bão Covid-19, cải thiện khả năng cạnh tranh và hướng tới hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng của thế giới.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn

Cơ hội tỷ đô và cú bắt tay Big Tech để Việt nam trở thành trung tâm toàn cầu về AI và bán dẫn

Việt Nam đang đứng trước thời khắc mang tính bước ngoặt, khi làn sóng công nghệ mới mở ra cơ hội vàng cho đổi mới sáng tạo. Hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn không chỉ là cú nhảy vọt mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển và nâng cao vị thế quốc gia. Như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh: "Đổi mới sáng tạo là "chìa khóa" giúp Việt Nam vượt lên thách thức để phát triển".
Tin mới