Cơ hội và thách thức đan xen trong năm 2024, đâu là kim chỉ nam dẫn đường cho nhà đầu tư?

Chiến lược đúng đắn, sản phẩm phù hợp là kim chỉ nam giúp nhà đầu tư vượt qua những thách thức trong môi trường chứng khoán đầy biến động khó lường.

Làn sóng nhà đầu tư tham gia đông đảo vào thị trường chứng khoán kéo theo nhu cầu đầu tư ngày càng đa dạng. Anh Thành (30 tuổi, Hà Nội), một nhà đầu tư cá nhân sau một năm 2023 "chật vật" lướt sóng nhưng không thành công, muốn tìm kiếm một chiến lược đầu tư hiệu quả hơn cùng khả năng sinh lời cao.

Trong khi đó, chị Hoà (25 tuổi, Đà Nẵng), một nhân viên văn phòng chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng có thu nhập ổn định, lại muốn tìm được kênh tích sản dài hạn. Đây là một trong những nhu cầu rất phổ biến trong giới đầu tư trẻ hiện nay, vừa đảm bảo công việc chính vừa có thể đem về các khoản thu nhập thụ động qua đó củng cố nền tảng tài chính cho những dự định trong tương lai.

Cơ hội và thách thức đan xen trong năm 2024, đâu là kim chỉ nam dẫn đường cho nhà đầu tư? - Ảnh 1.

* Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.

Với những nhà đầu tư lớn tuổi hơn, nhu cầu tối đa hiệu quả của khoản tiền nhàn rỗi cũng rất lớn, đặc biệt khi lãi suất tiền gửi ngân hàng đang thấp kỷ lục. Cô Hằng (50 tuổi, TP.HCM), một người kinh doanh tự do, muốn có một nơi an toàn để gửi gắm số tiền tích luỹ nhiều năm với mức sinh lời không cần quá cao.

Với dự báo thị trường chứng khoán năm 2024 còn nhiều biến số khó lường, cơ hội và rủi ro đan xen, rất khó khăn để một nhà đầu tư không chuyên tự mình "tham chiến" với vốn và kinh nghiệm hạn chế. Vì thế, sự hỗ trợ từ các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm để có chiến lược đầu tư phù hợp với nhu cầu là thực sự cần thiết.

Vai trò của các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong việc định hướng nhà đầu tư. Một chiến lược đầu tư phù hợp với nhu cầu được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu của các quỹ lớn là lựa chọn tốt hơn rất nhiều so với việc "đánh cược" vào biến động thị trường chứng khoán.

Kim chỉ nam dẫn đường cho nhà đầu tư

Trong một môi trường đầy biến động khó lường của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần một kim chỉ nam để tránh đi sai hướng ngay từ khi bắt đầu. Theo bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc quản lý tài sản khối trong nước Dragon Capital Việt Nam, có hai câu hỏi nhà đầu tư cần suy nghĩ và trả lời trước khi xuống tiền trong năm nay và cả những năm tiếp theo.

Cơ hội và thách thức đan xen trong năm 2024, đâu là kim chỉ nam dẫn đường cho nhà đầu tư? - Ảnh 2.

Đầu tiên, bạn cảm thấy như thế nào ở thời điểm đó? Hay nói cách khác khẩu vị rủi ro của bạn là gì? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp nhà đầu tư xác định được mình thuộc tuýp người thích rủi ro hay an toàn, tâm lý trước khi ra quyết định đầu tư là đang e ngại, hay tự tin để có phương thức tiếp cận phù hợp. Tâm lý là yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhân.

Thứ hai, điều gì là quan trọng đối với bạn ở thời điểm đó? Hay nói cách khác, bạn ưu tiên mục tiêu gì khi đầu tư? Câu hỏi giúp xác định mục tiêu đầu tư của bạn ở thời điểm đó lấy điều gì làm trọng tâm: an toàn, phòng thủ hay táo bạo, bạn muốn đạt tăng trưởng nhanh hay chỉ đầu tư để tạo nguồn thu nhập ổn định, khung thời gian ngắn hạn hay dài hạn là phù hợp cho bạn. Xác định được mục tiêu rõ ràng, nhà đầu tư có thể lựa chọn được chiến lược đúng đắn hoặc ít nhất cũng tạo điều kiện để các chuyên gia tư vấn những sản phẩm đầu tư thích hợp.

Tại Việt Nam, các sản phẩm đầu tư đã và đang phát triển mạnh mẽ, mức độ đa dạng đủ đáp ứng tất cả các nhu cầu của người tham gia. Các quỹ đầu tư lớn đều đã xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư, dù tấn công hay phòng thủ, điển hình như nhóm Rồng Hộ Mệnh và Rồng Thịnh Vượng của Dragon Capital Việt Nam.

Cơ hội và thách thức đan xen trong năm 2024, đâu là kim chỉ nam dẫn đường cho nhà đầu tư? - Ảnh 3.

Bà Lương Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc quản lý tài sản khối trong nước Dragon Capital Việt Nam chia sẻ vào ngày Investor Day Quý 4 tại Hà Nội. Nguồn ảnh: Dragon Capital Việt Nam.

Với mục tiêu an toàn vốn, nhóm Rồng Hộ Mệnh được ví như "khiên dày" với 2 quỹ trái phiếu DCIP và DCBF có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. DCIP là quỹ mở được thiết kế đặc biệt cho các nhu cầu đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm) thông qua một danh mục đầu tư đa dạng hóa, bao gồm các tài sản có tính phòng vệ như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Đặc điểm của sản phẩm này là thanh khoản cao và tăng trưởng mục tiêu cao hơn lãi suất ngân hàng 3 tháng.

Tương tự, DCBF là quỹ hoạt động theo mô hình Quỹ mở chuyên đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, giấy tờ có giá nhằm tìm kiếm mức lợi nhuận ổn định trong dài hạn. Thời gian đầu tư trên 6 tháng với mức độ biến động NAV trung bình thấp và mục tiêu tăng trưởng cao hơn lãi suất ngân hàng 12 tháng.

Còn với mục tiêu tăng trưởng vốn, nhóm Rồng Thịnh Vượng được xem như "giáo nhọn" với 2 quỹ cổ phiếu tiêu biểu là DCDE và DCDS là những sự lựa chọn không thể bỏ qua. DCDS là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam, hoạt động từ tháng 4/2004. Mục tiêu đầu tư của quỹ DCDS tập trung vào các cổ phiếu tăng trưởng dài hạn để tối ưu lợi nhuận, trong nhiều lĩnh vực ngành nghề và vốn hóa khác nhau. Quỹ hướng đến mục tiêu tăng trưởng vốn vượt trội trong dài hạn với thời gian đầu tư tối thiểu 1 năm.

Cơ hội và thách thức đan xen trong năm 2024, đâu là kim chỉ nam dẫn đường cho nhà đầu tư? - Ảnh 4.

Cùng mục tiêu tăng trưởng vốn nhưng DCDE theo đuổi trưởng phái "ăn chắc mặc bền" hơn. Chiến lược đầu tư của quỹ là các cổ phiếu của các doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức đều đặn trong quá khứ và/hoặc các doanh nghiệp có kế hoách trả cổ tức trong thời gian tới tại tất cả ngành nghề và khu vực địa lý. Quỹ sẽ ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức tăng trưởng hằng năm vào danh mục.

Ngoài ra, Dragon Capital Việt Nam còn có nhiều sản phẩm khác như quỹ ETF, quỹ hưu trí hay uỷ thác đầu tư,… Các sản phẩm không chỉ phù hợp với các nhà đầu tư cá nhân mà còn đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức.

Tin Cùng Chuyên Mục
KIS: Hiệu ứng tháng Giêng ở Việt Nam - một hiện tượng hai lý do

KIS: Hiệu ứng tháng Giêng ở Việt Nam - một hiện tượng hai lý do

“January effect” trên thị trường Mỹ là khi giá cổ phiếu tăng mạnh hơn so với các tháng khác. Hiện tượng này lần đầu được Sidney Wachtel quan sát vào năm 1942, được cho là có liên quan tới hành vi của nhà đầu tư và thuế. Mặc dù hiện tượng này cũng được thấy trên thị trường Việt Nam, song bản chất có thể khác nhau.
Tin mới