Con sông đắt giá nhất thế giới, bên dưới chất đầy thứ quý giá đắt hơn vàng, kiếm hơn kim cương: Ai nghe cũng ao ước

(Tổ Quốc) - Vật báu tìm thấy ở dòng sông này thậm chí còn đắt hơn vàng và hiếm hơn kim cương!

Văn minh nhân loại đều bắt nguồn từ các con sông vì tại đây có đầy đủ các điều kiện để phát triển sự sống. Tuy nhiên, ở Myanmar có một con sông rất đặc biệt. Điểm khác lạ của nó không nằm ở chiều dài, cũng không phải ở sự tráng lệ mà đó là con sông đắt giá nhất thế giới. 

Con sông này không chỉ cung cấp nước mà còn là nơi chứa hơn 95% đá cẩm thạch trên thế giới, hàng ngày có người thay phiên nhau canh gác 24/24 giờ. 

Con sông đắt nhất thế giới

Câu chuyện tưởng chừng như "vô lý" lại hoàn toàn có thật. Con sông đắt giá này có tên là Uyu, người dân địa phương còn gọi nó là Uru. Đây là một con sông ở phía bắc Myanmar. Dòng sông nổi tiếng bởi vì nó rất giàu đá cẩm thạch. 

Thông thường, đá cẩm thạch hay bị nhầm lẫn với ngọc bích. Nhưng trên thực tế, loại đá này đặc biệt và có giá trị hơn nhiều. Trong một số trường hợp, đá cẩm thạch thậm chí còn đắt hơn vàng, hiếm hơn cả kim cương.

Đây là một con sông rất đặc biệt, đá quý được khai thác ở đây nổi tiếng trên toàn thế giới. Sông Uyu không chỉ có hàm lượng đá cẩm thạch cao mà còn có tổng chiều dài từ bắc xuống nam là 240 km và chiều rộng từ đông sang tây là 170 km.

Xung quanh con sông này là khu vực sản xuất quặng nguyên sinh đá cẩm thạch. Các nhà sản xuất đồ trang sức bằng ngọc nổi tiếng trên thế giới coi đây là một trong những mỏ đá đầu tiên của thế giới. 

Những người đi du lịch Myanmar sẽ thấy các loại trang sức bằng đá quý rất phổ biến ở quốc gia này. Không những vậy, giá của chúng thấp hơn nhiều so với ở Trung Quốc. Điều này có một phần là nhờ sông Uyu.

Con sông đắt giá nhất thế giới, bên dưới chất đầy thứ quý giá đắt hơn vàng, kiếm hơn kim cương: Ai nghe cũng ao ước - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Người đầu tiên khám phá ra "kho báu" của sông Uyu 

Việc khai thác đá quý tại dòng sông này đã diễn ra từ khoảng thế kỷ 18. Tuy nhiên, ai là người khám phá ra giá trị của sông Uyu thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Có quan điểm cho rằng người đầu tiên khai thác đá cẩm thạch liên quan đến triều đại nhà Minh của Trung Quốc.

Người ta nói rằng ngọc bích của sông Uyu đã được phát hiện bởi một vị tướng thời nhà Minh. Về tên của nhân vật này thì không có cách nào kiểm chứng. Nhưng theo lời kể của người dân địa phương, đã từng có một người tiên phong khám phá nơi này và người đó vẫn đang được thờ cùng. 

Ngày nay, vị tướng không rõ danh tính vẫn được thờ ở ngôi đền gần dòng sông. Chính những bí ẩn này khiến con sông càng trở nên hấp dẫn đối với nhân loại.

Trên thực tế, đất nước Myanmar luôn là nơi tập trung sản xuất đá cẩm thạch và ngọc nói chung. Chúng không chỉ được tìm thấy gần sông Uyu mà còn rải rác khắp đất nước do ảnh hưởng từ vị trí địa lý đặc biệt của Myanmar.

Myanmar nằm ở vị trí nơi các mảng lục địa giáp nhau, là nơi có chuyển động địa chất dữ dội. Chính điều kiện địa lý đặc biệt này đã giúp cho Myanma có thể sản xuất ra một lượng lớn quặng nguyên sinh đá cẩm thạch.

Khi hai khối lục địa trôi nổi và va chạm vào nhau đi cùng áp suất cao và nhiệt độ môi trường thấp, quặng đá cẩm thạch chất lượng cao sẽ được hình thành. Cũng chính nhờ điều kiện đặc biệt này mà đá cảm thạch của Myanmar có giá thành cao hơn.

Do dòng sông có nhiều đá quý nên người ta đã cử ra một nhóm để ngăn chặn việc khai thác tràn lan. Toàn bộ khu vực liên quan đến sông Uyu đều được địa phương giám sát nghiêm ngặt. Vì lý do này, thông tin về dòng sông càng trở nên ít ỏi, những câu chuyện về nó cũng chỉ được lưu truyền qua lời đồn đại.

Hiện thực tài nguyên cạn kiệt

Do sự khai thác "vô tội vạ" của con người, đá cẩm thạch ở sông Uyu sớm đã bị suy kiệt nghiêm trọng. Các viên đá có giá trị của dòng sông đã bị lấy đi một cách không kiểm soát kể từ khi nó được phát hiện. Nơi đây đã từng là một khu vực nhộn nhịp với nhiều người qua lại. Mục đích chính là để khai thác ngọc quý.

Khi các loại ngọc nói chung trở thành vật trang trí và được bán khắp thế giới, việc khai thác trên sông Uyu ngày càng trở nên phổ biến. Trong khi đó, thiên nhiên phải mất nhiều năm, thậm chí hàng chục nghìn năm để sản xuất quặng nguyên sinh trở thành như bây giờ.

Con sông đắt giá nhất thế giới, bên dưới chất đầy thứ quý giá đắt hơn vàng, kiếm hơn kim cương: Ai nghe cũng ao ước - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

Do nhu cầu của người dân về đá cẩm thạch tăng lên nên đã gây ra việc khai thác thiếu kiểm soát. Điều này dẫn đến những thay đổi trong môi trường địa lý. Sông Uyu hiện đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt và cần được bảo vệ để các quặng tự nhiên có thể được tái tạo.

Giữa sự tồn tại của con người và tài nguyên luôn tồn tại mâu thuẫn. Khi nhu cầu cuộc sống tăng lên và công nghệ càng phát triển thì tài nguyên thiên nhiên càng bị có nguy cơ bị rút cạn. Ngày nay, nước và các nguồn tài nguyên khác đang dần bị suy thoái. 

Để bảo vệ sự ổn định và cuộc sống cho thế hệ tương lai, mọi người cần thay đổi cách nhìn cũng như ý thức khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung. Nếu chúng ta không chú ý đến vấn đề này thì loài người sớm muộn cũng sẽ bị xóa sổ vì tài nguyên cạn kiệt. 

Theo Sohu

Thùy Anh

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới