Covid trở thành "cú huých" với TMĐT Việt Nam: Quy mô thị trường năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18%

(Tổ Quốc) - Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, TMĐT Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Mặc dù thấp hơn con số 14-15 tỉ USD so với dự báo trước đó. Tuy vậy, đây vẫn là mức tăng cao của khu vực trong dịch Covid-19.

Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều sàn TMĐT ghi nhận doanh thu tăng ấn tượng. Theo thông tin từ Tiki, trước tình hình dịch bệnh căng thẳng trên toàn quốc, cũng như từ thông báo Tp/HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, chỉ trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, Sàn TMĐT này đã ghi nhận mức độ tăng trưởng trên toàn Sàn lên đến 30%, đồng thời xu hướng tìm kiếm (search trend) của người tiêu dùng trên Tiki cũng có dấu hiệu tăng rõ rệt ở những nhóm ngành hàng, sản phẩm phục vụ cho công việc và hoạt động của bản thân và gia đình trong giai đoạn giãn cách xã hội. Cụ thể là những ngành hàng như: Hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm, Hàng Tươi sống TikiNGON, Nhà cửa Đời sống, Mẹ - Bé, Dụng cụ Thể thao, Hàng Điện tử và Phụ kiện (Laptop, Máy tính, USB…).

Tương tự, trước đó, theo thông tin từ Shopee, trong 3 tháng đầu năm 2020 (thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam lần 1) ghi nhận sự thay đổi đáng kể về số lượng đơn hàng và doanh thu. Cụ thể, quý 1/2019 trung bình mỗi ngày số đơn hàng Shopee nhận được dao động trong khoảng 2 triệu đơn hàng. Nhưng đến năm 2020 thì con số đã đạt tới 5 triệu đơn hàng.

Có thể nhận thấy, trong thời gian dịch Covid-19 hành hoành, bức tranh thị trường TMĐT sôi động hơn bao giờ hết với những con số đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. Chỉ trong vòng 3 tháng của quý 1/2020 tổng giá trị giao dịch trên sàn tăng 74,3% đạt 6,3 tỷ đô la cùng với 429,8 triệu đơn hàng. Mức lợi nhuận sàn thu về được đạt 314 triệu đô la và tăng hơn 110% so với năm 2019. Mức lợi nhuận thu về tăng gấp đôi so với bình quân so với năm ngoái.

Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Covid-19, là cú huých đáng kể với TMĐT, khiến nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán trực tuyến nay bán trực tuyến, nhiều người chưa bao giờ mua hàng trực tuyến nay mua hàng trực tuyến. Tuy vậy, sức mua thị trường vẫn bị tác động khá nặng nề bởi dịch bệnh.

Covid trở thành cú huých với TMĐT Việt Nam: Quy mô thị trường năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18%  - Ảnh 1.

Hiện nay, lượng khách hàng truy cập các sàn trung bình khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày, tăng hơn 150% so với kỳ trước. Các phân tích của GlobalData’s E-Commerce Analytics cho thấy với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 18% hiện nay, dự kiến vào năm 2024 quy mô thị trường có thể đạt 26,1 tỉ USD.

Có thể thấy rằng, dịch bệnh kéo đến bây giờ không chỉ dừng lại hai từ "thách thức" nữa mà dường như vươn mình trở thành "cơ hội" cho hàng ngàn chủ cửa hàng. Lựa chọn thúc đẩy doanh số trên nền tảng TMĐT, nhiều doanh nghiệp đã có một năm kinh doanh ngoài mong đợi dù "bão covid-19" vẫn đang khiến nền kinh tế toàn cầu chao đảo.

Theo đại diện Tiki, từ những ngày đầu xuất hiện các thông tin về dịch bệnh, Sàn đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác Nhà Bán Hàng và Thương Hiệu đẩy mạnh nguồn cung hàng hóa ở hầu hết các ngành hàng, dự kiến tăng lên đến 50%, đặc biệt ở những ngành hàng nhu yếu phẩm, ngành hàng thực phẩm tươi sốngTikiNGON, cũng như ngành hàng công nghệ với những mặt hàng hỗ trợ làm việc và giải trí tại nhà trong thời gian giãn cách…Riêng nguồn cung đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng gấp 3 lần, đặc biệt sản phẩm nước rửa tay tăng gấp 25 lần.

"Tất cả các sản phẩm trên Sàn Tiki đều cam kết bình ổn giá bán, giúp người tiêu dùng mua sắm tất cả sản phẩm chất lượng với nguồn cung dồi dào mà vẫn đảm bảo tiết kiệm với chi phí hợp lý", đại diện Tiki cho biết.

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã dần chuyển hướng, chú trọng xây dựng website, vận hành hệ thống kinh doanh qua các công cụ trực tuyến như mạng xã hội, website TMĐT và tham gia sàn TMĐT nhằm tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao, kinh doanh tốt hơn. Các doanh nghiệp tận dụng tốt đa kênh bán hàng có chiều hướng tăng trưởng tốt và ổn định. Hoạt động mua sắm trực tuyến trên các diễn đàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... diễn ra ngày càng sôi nổi, tạo thêm động lực để các doanh nghiệp nhỏ phát triển TMĐT.

Sự thay đổi thói quen của DN nhỏ sau đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 đã phản ánh một thực trạng khả quan về hoạt động TMĐT. Điều này tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của TMĐT trong tương lai. Với ưu điểm, chiếm lợi thế về chi phí, nhân lực, mặt bằng, sàn TMĐT đang từng bước chiếm lĩnh thị trường so với các mô hình kinh doanh hiện nay. Đặc biệt, năm 2020 đánh dấu sự thay đổi từ việc  cấm kinh doanh các sản phẩm/thực phẩm tươi sống trên các sàn TMĐT sang cho phép kinh doanh sản phẩm này.

Theo các chuyên gia, sự chuyển dịch từ hình thức kinh doanh truyền thống (offline) sang hình thức kinh doanh trực tuyến (online) của nhiều doanh nghiệp đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho ngành TMĐT nói chung và TMĐT cho các doanh nghiệp nhỏ nói riêng. Bản đồ TMĐT quý 3/2020 do iPrice Group công bố cho thấy, sàn TMĐT Shopee tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường TMĐT Việt Nam với mức tăng trưởng kỷ lục. Theo đó, lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee đạt trên 60 triệu lượt, tăng 19% so với quý trước đó và 81% so với cùng kỳ  2019.

Covid trở thành cú huých với TMĐT Việt Nam: Quy mô thị trường năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, tăng 18%  - Ảnh 2.

Trong khi đó, các đối thủ như Tiki và Lazada có tốc độ tăng trưởng gần 10%. Dự báo, khách hàng mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2021, do hưởng lợi từ việc ngày càng hoàn thiện chức năng như tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhà bán hàng, phương thức thanh toán và kênh vận chuyển từ các sàn TMĐT.

TMĐT ở Việt Nam hiện nay đã không còn là xu hướng mà trở thành kênh bán hàng quan trọng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đặc biệt, trong một năm đầy biến động, khi các kênh bán hàng truyền thống ít nhiều đều bị ảnh hưởng, thương mại điện tử đã chứng tỏ được vai trò quan trọng khi góp phần lớn vào việc duy trì cho sự luân chuyển hàng hóa trên thị trường không bị "đứt gãy".

Theo số liệu, Việt Nam hiện đang là một trong những thị trường TMĐT phát triển năng động nhất trong khu vực. Với chủ trương thúc đẩy kinh tế số, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; doanh số TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, tham gia các sàn TMĐT là một kênh để các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận với lượng khách hàng lớn của các sàn TMĐT.

Phương Nga

Tin Cùng Chuyên Mục
Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ

Suzuki XL7 Hybrid: Sở hữu xe gia đình chưa bao giờ dễ dàng như bây giờ

Suzuki XL7 Hybrid vừa ra mắt đã nhanh chóng khẳng định vị thế trong phân khúc xe hybrid tại Việt Nam, đem đến sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ mới và hiệu suất hoạt động. Mẫu xe này liên tục nằm trong nhóm đầu doanh số xe hybrid, cho thấy mức độ phù hợp với số đông người tiêu dùng.
Tin mới