(Tổ Quốc) - Bừng tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng nếu không phải do bạn buồn vệ sinh thì đó là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ đang có vấn đề.
Ngủ là thời gian quan trọng để nội tạng tự sửa chữa và điều chỉnh. Nếu chất lượng giấc ngủ của bạn không được đảm bảo, điều đó cũng có nghĩa là các cơ quan trong cơ thể đang bị tổn thương. Bởi vậy, nếu nghi ngờ các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp bạn thường xuyên thức giấc lúc 3 hoặc 4 giờ sáng và không còn buồn ngủ nữa thì rất có thể bạn đang gặp một trong số 3 bệnh sau:
1. Bệnh gan
Việc thường xuyên tỉnh ngủ vào lúc 2 hay 3 giờ sáng có thể là tín hiệu gan của bạn đang có vấn đề. Do gan bị kích thích, kinh lạc bị tắc nghẽn nên mới có hiện tượng thức dậy lúc ba bốn giờ sáng. Ảnh minh hoạ
Việc thường xuyên tỉnh ngủ vào lúc 2 hay 3 giờ sáng có thể là tín hiệu gan của bạn đang có vấn đề. Do gan bị kích thích, kinh lạc bị tắc nghẽn nên mới có hiện tượng thức dậy lúc ba bốn giờ sáng. Người bị suy giảm kinh lạc gan ngoài việc thức dậy vào sáng sớm sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Khô miệng, đắng miệng, hôi miệng;
- Tóc dễ bị dầu và rụng nhiều;
- Mắt khô, thâm quầng lâu ngày không mờ;
- Cảm xúc không ổn định, thể chất mệt mỏi;
- Mất ngủ, hay mơ, đau nửa đầu;
2. Phổi
3-5 giờ sáng là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ nhất của phổi. Do đó, nếu chức năng phổi không tốt, người bệnh dễ bị tỉnh lại vào thời điểm này. Sự tắc nghẽn mạch phổi có thể ảnh hưởng đến mặt, đầu, ngực và chi trên. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, thở khò khè, ho ra máu, đau ngực, sưng và đau cổ họng, lạnh vai và lưng. Các dấu hiệu này của cơ thể nhắc nhở bạn rằng cần phải "bảo dưỡng" phổi, nhận biết sớm để chữa trị kịp thời, đừng bỏ qua.
3-5 giờ sáng là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ nhất của phổi. Do đó, nếu chức năng phổi không tốt, người bệnh dễ bị tỉnh lại vào thời điểm này. Sự tắc nghẽn mạch phổi có thể ảnh hưởng đến mặt, đầu, ngực và chi trên. Ảnh minh hoạ
3. Bệnh trầm cảm
Theo y học phương Tây, người ta tin rằng các rối loạn chức năng khác nhau từ khi ngủ đến khi thức dậy được gọi là rối loạn giấc ngủ. Trong số đó, tình trạng thức dậy lúc 3-4 giờ sáng rồi không thể ngủ tiếp thuộc về chứng mất ngủ giai đoạn cuối. Đối với loại mất ngủ này, nguyên nhân phổ biến nhất là do trầm cảm. Đa phần xuất hiện ở những người có tính cách hướng nội, khi gặp một số rắc rối nhỏ hay thất bại, họ dễ sinh ra tâm lý chán nản, trầm tư, không chịu nói chuyện với người khác mà giữ trong lòng. Tâm trạng xấu sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, vậy nên bạn nên gặp bác sĩ sớm để có phương hướng điều trị kịp thời.
Những thói quen tốt giúp có một giấc ngủ ngon và sâu
- Bổ sung một số chất dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ
Có những loại thực phẩm giúp thúc đẩy giấc ngủ như sữa và mật ong. Uống một ly sữa hoặc một ít mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của chúng ta.
Có những loại thực phẩm giúp thúc đẩy giấc ngủ như sữa và mật ong. Uống một ly sữa hoặc một ít mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: internet)
Đặc biệt với những người thường xuyên bị mất ngủ, những thực phẩm này giúp giải tỏa mệt mỏi về thể chất, giải tỏa căng thẳng bên trong và thúc đẩy não bộ nhanh chóng đi vào trạng thái ngủ rất hiệu quả.
- Chải tóc
Trên đỉnh đầu của con người có rất nhiều huyệt đạo. Kiên trì chải tóc trước khi đi ngủ có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trên đầu, giúp chân tóc hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, đồng thời loại bỏ mệt mỏi về thể chất, thư giãn cơ thể và tinh thần, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh chóng và ngon giấc hơn.
(Theo Toutiao)
Lê Anh