(Tổ Quốc) - Bạn hiểu gì về cúm mùa và đã chuẩn bị ra sao để phòng tránh cho bản thân và gia đình bạn.
Tháng 11 hàng năm là thời kỳ cao điểm của cúm mùa, với tỷ lệ 3-5 triệu nhiễm bệnh và 0,6 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Tuy nhiên với 2020, rủi ro về cúm mùa tăng lên gấp bội khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Vậy cần lưu ý thêm gì trong mùa cúm đặc biệt này và làm thế nào để khỏe mạnh hơn trong một năm mà sức khỏe đã trở thành ưu tiên hàng đầu như 2020?
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết tư vấn từ Bác sĩ Brian McNaull- Giám đốc Y khoa Family Medical Practice. Mời độc giả đón đọc.
Cách thức truyền nhiễm
Cúm mùa lây lan theo hai con đường chính và điều đáng lo ngại hơn cả là tỉ lệ trẻ bị lây nhiễm cao hơn người lớn rất nhiều.
1. Lây lan theo giọt bắn đường hô hấp: người bị bệnh khi hắt hơi/ho sẽ phát tán vi-rút qua các giọt chất nhầy vào mắt, mũi hoặc miệng của người khác có mặt trong bán kính 1–2m. Khi hắt hơi hoặc ho sẽ lan truyền đến hơn nửa triệu hạt virus.
2. Tiếp xúc: Lây truyền từ tay đến mắt/mũi/miệng, từ các bề mặt bị bề mặt lây nhiễm hoặc do tiếp xúc trực tiếp tới cá nhân.
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
Hàng năm, cúm mùa lây lan trên khắp thế giới và các triệu chứng đem lại cho bệnh nhân vô cùng khó lường, từ những triệu chứng nhẹ và có thể gây ra tử vong. Căn bệnh này hàng năm gây ra 3-5 triệu ca bệnh nặng và 290.000–650.000 ca tử vong.
Các biến chứng nghiêm trọng và gây ra những ảnh hưởng lâu dài cho người bệnh, bao gồm viêm phổi do vi-rút, viêm phổi do vi khuẩn thứ phát, viêm xoang và làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe hiện có như hen suyễn hoặc suy tim.
Nhóm nguy cơ cao có tỷ lệ tử vong cao nhất so với những nhóm tuổi khác bao gồm: người trẻ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có vấn đề về sức khỏe bao gồm người bị suy giảm miễn dịch, người ghép tạng và những người mắc bệnh mãn tính nặng)
Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính, bên cạnh đó là hút thuốc. Những triệu chứng triệu chứng phổ biến như sốt, nhức đầu và mệt mỏi là kết quả của việc giải phóng các cytokine tiền viêm và chemokine được tạo ra bởi các tế bào nhiễm cúm.
Tại Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng cúm mùa hàng năm gây ra khoảng 36.000 ca tử vong và hơn 200.000 ca nhập viện. Việc này tiêu tốn cho nền kinh tế hàng năm trung bình hơn 11 tỷ đô la Mỹ.
Sự biến chủng & Tại sao chúng ta cần tiêm vắc-xin cúm mùa hằng năm?
Do tỷ lệ biến đổi cao của chủng cúm mùa, bất kỳ loại vắc-xin nào cũng khó có thể bảo vệ sức khỏe chúng ta xuyên suốt nhiều năm liên tiếp. Hiệu quả của vắc-xin được ước tính hàng năm vào khoảng 25-60%. Vì vậy, hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ dự đoán chủng cúm nào có khả năng phát triển mạnh nhất trong năm tới và định hướng các công ty dược sản xuất vắc-xin theo hướng phòng chống các chủng đó.
Vắc xin không bao gồm tất cả các chủng hoạt động trong bất kỳ mùa cụ thể nào. Do đó đôi khi một chủng mới hoặc bị bỏ sót qua (không bao gồm trong nhóm chủng có trong vắc-xin) có thể phát triển phổ biến và rộng rãi. Vắc xin tạo ra miễn dịch sau khoảng hai tuần. Tiêm phòng cúm theo mùa là cách hiệu quả để tiết kiệm chi phí, đặc biệt là cho trẻ em và người già.
Cúm mùa và tiêm phòng cúm trong kỷ nguyên COVID-19
Việc lây nhiễm một mầm bệnh không có nghĩa là cơ thể ta sẽ loại trừ việc đồng nhiễm với một hoặc nhiều mầm bệnh khác.
Mùa đông năm nay, nhiều khả năng sẽ chưa có loại vắc-xin COVID-19 thực sự hiệu quả, do đó chúng ta sẽ phải trực tiếp đối mặt với đồng thời các chủng cúm kèm theo COVID-19. Cho đến nay, có vẻ như với các chủng hiện tại của hai loại virus này, kết quả lâm sàng không tồi tệ hơn đáng kể so với nhiễm một mình COVID-19
Dù vậy, hiện nay ta đã biết rằng hai loại vi rút (cúm mùa & COVID-19) này có thể đồng nhiễm trên cùng một bệnh nhân. Theo nghiên cứu cho thấy tình trạng của bệnh nhân đồng nhiễm và vừa nhiễm COVID-19 là không mấy khác biệt. Ngoài ra, việc tiêm phòng cúm toàn dân sẽ giảm thời gian ở lại bệnh viện do các biến chứng để lại và vì vậy sẽ giảm bớt áp lực cho đội ngũ y tế và các hệ thống y tế trong việc đối phó với COVID-19 và cúm trong cùng một thời điểm.
Năm nay, chúng ta sẽ phải đối mặt với thách thức lớn hơn hết: bệnh cúm mùa chưa hoàn toàn phòng chống được cùng đại dịch COVID-19. Trẻ em dễ mắc cả hai bệnh hơn so với người lớn. Đặc biệt, trẻ có thể bị đồng nhiễm và có thể truyền cả vi rút qua đường hô hấp cho người khác. Chúng ta vẫn chưa có hiểu biết đầy đủ về phản ứng miễn dịch đối với những loại virus này. Rối loạn điều hòa miễn dịch là một trong những đặc điểm thường thấy ở những người mắc bệnh COVID-19 nặng và có khả năng là lời giải thích cho các hội chứng viêm kết hợp với một loạt các biểu hiện thường thấy ở bệnh Kawasaki và hội chứng Sốc nhiễm độc ở trẻ em.
Hiện tại, dữ liệu về biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh đồng nhiễm cúm A và SARS-CoV-2 còn rất hạn chế. Bội nhiễm vi khuẩn là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm. Việc chủng ngừa bệnh cúm và bệnh phế cầu khuẩn sẽ rất quan trọng để giảm thiểu những bệnh nhiễm trùng này. Việc chủng ngừa rất quan trọng đối với trẻ em, những người được biết là đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh cúm và phế cầu cho người già.
Giảm tỷ lệ tử vong do COVID sau khi tiêm phòng cúm
Một nghiên cứu mới (thuần tập hồi cứu) liên quan đến hơn 92.000 bệnh nhân mắc COVID-19 ở Brazil cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh nghiêm trọng (cần hỗ trợ thở máy) và số ca tử vong đã giảm đáng kể khi tiêm vắc xin cúm. Điều này chỉ ra rằng chủng ngừa vắc-xin cúm được khuyến khích sử dụng càng rộng rãi càng tốt để giảm thiểu tình trạng nghiêm trọng của COVID-19, đặc biệt là ở những nhóm có nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người cao tuổi & trẻ nhỏ).
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đã xem xét tỷ lệ tử vong giữa những bệnh nhân được tiêm chủng và không được tiêm chủng trong cùng một cơ sở. Họ phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong vì COVID-19 đã giảm 18% ở nhóm được tiêm phòng cúm.
Bác sĩ Brian McNaull
Giám đốc Y khoa- Family Medical Practice Hanoi
* Sống tại Hà Nội từ năm 2006, Bác sĩ Brian hiện là Giám đốc Y khoa của Family Medical Practice Hà Nội. Family Medical Practice (FMP) là đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu do nước ngoài làm chủ đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1995.
Tốt nghiệp tại Vương quốc Anh, ông Brian hành nghề y tại Canada (1981-2005) trước khi đến Việt Nam. Đào tạo y khoa sau đại học bao gồm Đại học Cambridge (Dịch tễ học bệnh mãn tính và thống kê sinh học), Đại học College London (Bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm) và Bệnh viện Đại học Toronto (Bệnh viện dành cho trẻ em bị bệnh - Huyết học và cấy ghép tủy xương) và Bệnh viện Mt Sinai (Gan - Thử nghiệm lâm sàng. đơn vị gan / virus học 1997-2006).
Ông đã thực hiện các nghiên cứu y khoa, làm việc và thuyết trình ở nhiều nước về các chủ đề bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học và bệnh gan (Canada, Việt Nam, Campuchia, Philippines).
Ông cũng là người đồng dẫn chương trình hàng tuần của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV5) ‘Bác sĩ tại nhà’.
BS Brian McNaull