Cuộc đua công nghệ trên TMĐT: Xu hướng ngắn hạn hay hướng phát triển bền vững?

Cứ một khoảng thời gian ngắn lại có một công nghệ mới được doanh nghiệp TMĐT cho ra mắt, mặc cho chi phí đầu tư không nhỏ. Trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung gặp thách thức, những khoản đầu tư này đặt ra dấu hỏi lớn về tính hiệu quả và bền vững.

 

Cuộc đua công nghệ trên TMĐT: Xu hướng ngắn hạn hay hướng phát triển bền vững? - Ảnh 1.

Những năm qua, không khó để nhận ra cuộc chạy đua công nghệ giữa các ông lớn trên "chiến trường" TMĐT Việt Nam - nơi có tốc độ tăng trưởng lên tới 20% mỗi năm. Những công nghệ liên quan đến trải nghiệm của người dùng trên ứng dụng như livestream, cá nhân hóa hay thử đồ online,... liên tiếp được trình làng. Bên cạnh đó, liên quan tới giao nhận, Logistics cũng được các sàn TMĐT mạnh tay đầu tư, tích hợp các công nghệ mới nhất như Machine Learning (máy học), AI,... cùng dây chuyền nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo báo cáo "Thương mại điện tử phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số" do Lazada Việt Nam kết hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp thực hiện và công bố, chỉ có 5% doanh nghiệp được ghi nhận là không chú trọng vào việc đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), trong khi 55% đánh giá đây là khoản đầu tư có vai trò từ quan trọng đến rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh.

Cuộc đua công nghệ trên TMĐT: Xu hướng ngắn hạn hay hướng phát triển bền vững? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô không mấy thuận lợi, đã xuất hiện làn sóng sa thải và thoái trào trong giới công nghệ toàn cầu. "Cơn bão" này không chỉ diễn ra ở châu Âu, châu Mỹ mà đã quét qua châu Á, khiến hầu hết doanh nghiệp đều phải tìm cách "thắt lưng buộc bụng", tăng thu giảm chi nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn. Cuộc đua công nghệ của các doanh nghiệp TMĐT vì thế cũng đứng trước dấu hỏi lớn từ giới quan sát và người tiêu dùng, liệu đầu tư cho công nghệ chỉ là trào lưu tốn kém, sớm nở tối tàn, chỉ mang lại sự bùng nổ trong ngắn hạn hay là con đường tất yếu, có tính lâu dài?

Báo cáo này cũng trích dẫn khảo sát của VECOM (năm 2022), 96% doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng việc đầu tư vào lĩnh vực CNTT và TMĐT mang lại hiệu quả từ mức tương đối cao đến cao. Không những vậy, nhu cầu đầu tư cho hệ thống phần mềm quản lý và khai thác dữ liệu có xu hướng gia tăng. Cụ thể, đối với việc đầu tư và sử dụng hệ thống phần mềm quản lý, có đến gần 90% doanh nghiệp TMĐT cho biết họ có sử dụng các phần mềm quản lý tài chính, và gần 60% trong số họ cũng cho biết có sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự.

Thậm chí, đại diện của nền tảng TMĐT Lazada cho biết họ đầu tư vào công nghệ hạ tầng TMĐT từ lúc mới thành lập ở Việt Nam. Sau hơn một thập kỷ, sàn này đã xây dựng được một nền tảng hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn thiện, hướng tới ứng dụng công nghệ trong hầu hết quy trình vận hành.

Cuộc đua công nghệ trên TMĐT: Xu hướng ngắn hạn hay hướng phát triển bền vững? - Ảnh 3.

Báo cáo ngành TMĐT Việt Nam năm 2023 mà VCCI và Lazada thực hiện cũng chỉ ra, công nghệ đang là mắt xích quan trọng, được ứng dụng xuyên suốt trong quá trình vận hành, kinh doanh, dịch vụ,... của sàn TMĐT, từ đó tiếp cận hiệu quả hơn với khách hàng mục tiêu.

Cụ thể, năm 2022, công nghệ được ứng dụng trong hoạt động quản lý vận hành gian hàng của nhà bán hàng, giúp hiển thị và quản lý sản phẩm khi tham gia giao dịch trên sàn TMĐT. Điều này cho phép nhà bán hàng theo dõi việc vận hành kinh doanh theo thời gian thực và theo từng mốc thời gian trong ngày, tuần, tháng. Từ đó, nhà bán hàng có thể dự đoán những giai đoạn cao điểm và nhu cầu của người tiêu dùng theo từng nhóm sản phẩm, khung giờ truy cập, các loại khuyến mãi và voucher ưa thích, để nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Công nghệ cũng được sử dụng với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc ứng dụng AI không chỉ giúp xác định phân khúc khách hàng tiềm năng dựa trên thông tin nhân khẩu học, lịch sử mua sắm mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp TMĐT dự đoán được mục đích của người sử dụng để gợi ý các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ nhất, từ nhiều ngành hàng khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc sàn TMĐT có thể đáp ứng tối đa trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng, và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công cho nhà bán hàng.

Cuộc đua công nghệ trên TMĐT: Xu hướng ngắn hạn hay hướng phát triển bền vững? - Ảnh 4.

Người dùng thử các sản phẩm makeup bằng camera trước nhờ công nghệ VR trên ứng dụng LazadaNgười dùng thử các sản phẩm makeup bằng camera trước nhờ công nghệ VR trên ứng dụng Lazada

"Theo báo cáo hành trình mua sắm của Lazada năm 2022, 57% người tiêu dùng Đông Nam Á có thói quen tìm kiếm sản phẩm trực tiếp trên công cụ tìm kiếm của sàn TMĐT. Do đó, hơn bao giờ hết, các công cụ tìm kiếm kỹ thuật số từ các thương hiệu và doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc xây dựng các mô hình bền vững để nâng cao trải nghiệm của khách hàng", báo cáo TMĐT Việt Nam 2023 nhận định.

Một số công nghệ khác đang được áp dụng nhằm nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng bao gồm Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), cá nhân hóa, công nghệ thực tế ảo.

Đối với hệ thống Logistics, nhiều công nghệ hiện đại bao gồm cả trí tuệ nhân tạo AI cũng được tận dụng để gia tăng tối đa hiệu suất giao hàng với chi phí hợp lý cho người mua lẫn người bán. Đơn cử, công nghệ VRP (Vehicle Route Planning) dùng thuật toán để tối ưu hóa tuyến đường đi của nhân viên giao nhận hay ứng dụng thuật toán để tính toán điểm đặt trạm khai thác,...nhờ đó tối ưu hành trình và chi phí giao vận, cũng như giảm phát thải ra môi trường. Đây đều là các công nghệ được Lazada triển khai cho hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics - vốn là thế mạnh của "ông lớn" này.

Cuộc "chạy đua" có thể đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng đổi lại, nếu công nghệ được áp dụng vào giải các bài toán thực tế trên thị trường, sẽ mang lại những giá trị thực, có tính cộng hưởng và lâu dài. Với doanh nghiệp, công nghệ hiện đại giúp tối ưu hiệu quả vận hành, chi phí, gia tăng lợi thế cạnh tranh và giữ người dùng gắn bó với nền tảng. Với thị trường, "cuộc đua" giữa các doanh nghiệp cũng thúc đẩy sự tiến bộ và hoàn thiện của toàn bộ hệ sinh thái, mang lại lợi ích cho tất cả thành viên tham gia.

Độc giả có thể tham khảo nội dung chi tiết của báo cáo "Thương mại điện tử phát triển bền vững: Động lực thúc đẩy nền kinh tế số" tại đây.

Tin Cùng Chuyên Mục
Moody’s: EVNFinance vốn hóa mạnh đủ để hỗ trợ tăng trưởng

Moody’s: EVNFinance vốn hóa mạnh đủ để hỗ trợ tăng trưởng

Trong kỳ đánh giá tín nhiệm năm 2024, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) được Moody’s đánh giá là vốn hóa của doanh nghiệp đủ mạnh để hỗ trợ tăng trưởng trong thời gian tới và tiếp tục được đánh giá mức xếp hạng B2. Đây là năm thứ 4 liên tiếp EVNFinance giữ vững được mức xếp hạng tín nhiệm từ Moody’s.
Tin mới