(Tổ Quốc) - Năm 1989, ngưỡng để một người lọt vào danh sách người giàu tại Anh là phải sở hữu tài sản từ 60 triệu bảng Anh (khoảng 83 triệu USD). Đến năm 2019, ngưỡng này được nâng lên là 605 triệu bảng Anh (khoảng 838 triệu USD).
London là một trong những nơi có nhiều người sở hữu tài sản ròng nhiều nhất thế giới. Nơi đây ngày càng có nhiều người giàu có. Bất kỳ ai đi ngang qua một con phố trong khu nhà giàu cũ cũng có thể là một ông trùm của ngành công nghiệp nào đó.
Nick Tucker, lãnh đạo một ngân hàng tư nhân nổi tiếng ở Anh, nhận định rằng London rất nhiều người giàu với tài sản lớn vì 3 lý do. Đầu tiên, thành phố London là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính toàn cầu. Thứ 2 nơi đây có sự hội nhập, giao lưu quốc tế mạnh mẽ. Thứ 3, hệ thống thuế của London có nhiều lợi thế.
London luôn dẫn đầu về sự phát triển xã hội và phong cách sống. Mức tiêu dùng của tầng lớp thượng lưu ngày càng tăng mạnh. Người London "hiểu biết và sành điệu". Cuộc sống thượng lưu của họ phản ánh qua mức tiêu thụ đối với thực phẩm, thời trang, nhà ở, phương tiện đi lại…
London vẫn luôn là nơi đi đầu trong cuộc sống thời thượng, xã hội ngày càng phát triển, tầng lớp thượng lưu cũng ngày một tăng lên. Giới thượng lưu "hiểu biết và sành điệu" ở London đang dành rất nhiều thời gian cho việc tiêu tiền.
Vậy tầng lớp bậc cao đó tiêu tiền như thế nào?
Bữa ăn xa xỉ gây sốc
Bữa ăn trên chuyên cơ riêng của một rich kid ở London. Ảnh: Independent
Đại gia ở London thường ăn sơn hào hải vị. Một cái sandwich đã có giá 118 USD. Những thực phẩm hay dùng là bò Nhật Bản, gan ngỗng, xốt Mayonnaise Truffle đen. Một số chọn người sẽ đến nhà hàng cao quý nhất tại London thưởng thức bữa ăn. Món khai vị với rượu, một phần ghẹ, thịt bê non và trứng cá muối có thể tốn hết 97 USD.
Bình quân mỗi tuần gia đình thượng lưu đi ra ngoài ăn 4 lần. Một năm tiêu hết khoảng 190 nghìn USD.
Nghỉ ngơi ở những khách sạn hàng đầu
Những trung tâm mua sắm hàng hiệu, khách sạn sang trọng, bãi cát kéo dài... chính là điểm đến lý tưởng của giới thượng lưu London mỗi dịp nghỉ ngơi, thư giãn.
Khi đi du lịch họ thường chọn đi những phương tiện như du thuyền, máy bay với dịch vụ bậc nhất, có giường, phòng massage, quán bar tư nhân. Nơi ở thì phải là khách sạn 7 sao, mỗi phòng đều bố trí quản gia, sản phẩm sử dụng đều là của Hermes. Mỗi người ước tính mất từ 693 USD trở lên cho mỗi đêm.
Đại gia ở London không chỉ thích ở những khách sạn sang trọng mà cũng rất thích ở những khách sạn có dịch vụ mới lạ, độc đáo. Ví dụ như khách sạn Corinthia ở gần Trafalgar Square, một phòng có giá khoảng 28 nghìn USD một đêm, mỗi phòng được đặt tên theo chủ đề khác nhau, có quán bar tư nhân, màn hình thông minh, vệ sĩ…
Thú vui đi lại bằng chuyên cơ, siêu xe dát vàng
Sở hữu chuyên cơ riêng là sở thích của các tiểu thư, thiếu gia trong hội Rich kid London. Ảnh: Rich Kids of London Instagram.
Máy bay tư nhân đã trở thành phương tiện bắt buộc phải có của giới thượng lưu Anh. Giống như ông trùm bóng đá nổi tiếng Roman Abramovich đã mua một chiếc Boeing 767 cho mình. Tư duy của người có tiền chính là, có thể mua được một chiếc máy bay tư nhân cho mình thì không cần phải chen chúc với người khác nữa.
Yêu cầu của những đại gia với du thuyền tư nhân của ngày một nhiều, một chiếc du thuyền có giá khoảng từ 2,8 triệu USD đến 69 triệu USD.
Lượng tiêu thụ xe sang cũng tăng cao rõ rệt. Những hãng xe nổi tiếng như Bentley, Maserati có lượng tiêu thụ liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Giáo dục
Trung bình mỗi năm giới thượng lưu sẽ bỏ ra 139 nghìn USD đóng học phí. Vì con cái còn cần tham gia những hoạt động ngoại khóa nên cũng cần trang bị những vật phẩm cần thiết như các thiết bị điện tử mới nhất, xe sang, do đó sẽ khiến phụ huynh tốn khoảng 173 nghìn USD mỗi năm.
Trang sức và các sản phẩm nghệ thuật
Một bộ hộp bút máy La Modernista Diamonds của Thụy Sĩ với 5072 viên kim cương và 92 viên hồng ngọc có giá 200 nghìn USD. Ảnh: Sotheby's.
Yêu cầu của đại gia với trang sức cũng ngày một tăng cao, càng ngày càng nhiều người tới mua những viên kim cương hiếm thấy, đắt đỏ.
Những buổi đấu giá sản phẩm nghệ thuật cũng đã phản ánh nhu cầu thỏa mãn tinh thần của giới thượng lưu, và những hãng đấu giá nổi tiếng như Sotheby’s đã lập được những kỉ lục mới trong ngành.
Ví dụ như miếng gỗ nghệ thuật cổ từ thế kỷ 17 - 18 được ước tính có giá khoảng 83-110 nghìn USD, đã được đấu giá bởi Sotheby's với giá 3,5 triệu USD.
Dịch vụ dọn phòng
Các gia đình giàu có ở Anh quan niệm, phải có căn nhà lúc nào cũng được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Mỗi năm họ tiêu tốn khoảng 485 nghìn USD (khoảng 11 tỷ đồng) cho nhân viên dọn dẹp phòng, bảo mẫu, tài xế, đầu bếp. Nếu cộng thêm chi phí cho luật sư gia đình, bác sĩ gia đình thì chi phí sẽ lên tới 901 nghìn USD. Ngoài ra, chi phí cho vệ sĩ, bảo vệ mỗi năm sẽ tốn khoảng 208 nghìn USD.
Bất động sản
Lâu đài ở quận Kensington của London. Ảnh: Nielskliim / Shutterstock.com
Đây là một trong những hạng mục quan trọng đối với mỗi một đại gia ở Anh. Thói quen sinh hoạt của giới thượng lưu ở Anh thường là sẽ sở hữu một căn hộ ở trong thành phố London để làm việc, học tập, còn ở quê hay ngoại thành thì sẽ có thêm một khu biệt thự rộng lớn dùng để nghỉ hè, thư giãn vào cuối tuần.
Theo nghiên cứu điều tra, khi mua nhà ở London, giới thượng lưu rất coi trọng tới lịch sử của ngôi nhà, môi trường xung quanh phải tốt (công viên chắc chắn phải có), có những tiện ích tiện lợi, cao cấp, độc đáo, nội thất và các đồ gia dụng phải cao cấp những vẫn có thể lưu giữ để lưu truyền.
Dưới đây là một số khu vực sống mà giới thượng lưu ở Anh cực kì yêu thích:
Loại 1: Những nơi có không khí học tập cao, tụ tập những người tài giỏi bậc nhất của Anh.
Loại 2: Những nơi có giá trị đầu tư cao.
Loại 3: Nơi có tầm nhìn nhìn ra được sông Thames.
Khu vực nổi tiếng mà giới thượng lưu Anh thường ở chính là West End London nơi có cung điện Queen’s Buckingham, cung điện Kensington, thánh địa mua sắm thời trang toàn cầu Harrods, Oxford Street, Regent Street. Nơi này vừa đảm bảo yêu cầu sang trọng, xa hoa lại có môi trường sống cực kỳ tiện lợi cho học tập và làm việc.
Theo Indepentdent, Sohu, Businessinsider...
Thiên An