(Tổ Quốc) - Ngày nay, đại gia trên thế giới có thể chi hàng chục triệu USD để thỏa mãn các sở thích của mình như thăm thú biệt thự độc nhất tại Mỹ, thuê du thuyền đi du lịch khắp thế giới, mua các tác phẩm nghệ thuật….
Từ trước tới nay, những tỷ phú luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tưởng tượng của chúng ta. Họ giống như thượng đế khó đến gần, khiến người ta cho dù có muốn đi vào thế giới đó nhưng cũng không dám. Ngày nay, trên thế giới ngày càng có nhiều đại gia hơn. Họ đến từ các khu vực khác nhau, có người Nga, có người Ấn Độ, có người Trung Quốc, có cả người châu Phi.
Theo báo cáo mức độ giàu có của toàn cầu do Capgemini Consulting và Merrill Lynch International phối hợp biên soạn, năm ngoái tổng số người giàu trên thế giới tăng 6,5% (tổng số lên tới 8,7 triệu người), mức độ giàu có của họ tăng lên 8,5%.
Từ năm 1996 đến năm 2006, số đại gia trên toàn cầu tăng gấp 2 lần. Đa số đại gia đều tập trung ở châu Âu và Mỹ. Ngày nay, có khoảng 3000 người Nga có khối tài sản hơn 30 triệu USD, khoảng 320 nghìn người Trung Quốc gia nhập vào hàng ngũ đại gia trên thế giới. Ấn Độ cũng có nhiều doanh nhân gia nhập vào danh sách đất nước có nhiều người giàu có.
Có thể thấy, tỷ phú đã không còn là người hiếm gặp nữa, nhưng những điều xảy ra trong thế giới của người giàu có quả thật đã thay đổi rất nhiều.
Trước đây, sau khi phát tài, đại gia thường thích mua một khu biệt thự rồi sống cố định tại đó. Thế nhưng ngày này, những đại gia lại không thích ở mãi trong một quốc gia nữa. Họ thích di chuyển đến sống tại nhiều quốc gia khác nhau, từ đó có thể cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống, văn hóa ở mọi nơi trên thế giới.
Xu hướng đơn giản hóa cuộc sống
Milton Pedraza, giám đốc của viện nghiên cứu giải trí, chuyên viên nghiên cứu sở thích, xu hướng của người giàu có đã nói rằng: “Chúng ta đang nhìn thấy một cuộc cách mạng thật sự. Những tỷ phú không còn muốn đi ăn chơi hưởng thụ, bay tới các quốc gia khác nhau du lịch hay ở trong những khu biệt thự xa hoa, lộng lẫy nữa. Giờ đây họ thích đơn giản hóa cuộc sống của mình hơn. Họ thích sự hào hoa chứ không phải sự phiền phức do chuyện hưởng thụ cuộc sống xa xỉ tạo nên.”
Do vậy, dần dần đã xuất hiện những công ty chuyên giải quyết vấn đề nan giải cho người giàu có. Ví dụ, đại gia chỉ cần đóng trước khoảng 370 nghìn USD là có thể bước vào một trong 280 tòa biệt thự xa hoa nằm thuộc sở hữu của câu lạc bộ độc quyền tại Mỹ. Ước tính mỗi căn biệt thự trị giá khoảng 20-50 triệu USD.
Trong biệt thự có khu tắm suối nước nóng, bể bơi, sân golf, khắp nơi đều có người trực 24/24. Để trở thành hội viên của câu lạc bộ này, số dư trong tài khoản ngân hàng ít nhất là 25 triệu USD. Hiện tại, câu lạc bộ này đã có khoảng 20 nghìn hội viên, trong đó 5% số hội viên chưa tới 40 tuổi. Con số này đủ để cho thấy số lượng tỷ phú trẻ tuối là cực kỳ nhiều.
Nếu như mọi người thích biển cả, đại dương hơn, một công ty giải trí trên biển ở Cyprus của tổng bộ sẽ cung cấp cho bạn một chiếc du thuyền trong mơ. Du thuyền dài khoảng 83m, tiền thuê mỗi ngày vào khoảng 72 nghìn USD. Nếu như muốn đi du lịch vòng quanh thế giới, đại gia cũng có thể mua một chiếc tàu ngầm kiểu nhỏ do công ty tàu ngầm của Mỹ chế tạo.
Là tàu du lịch lớn nhất trên thế giới, Symphony of the Seas hội tụ đủ loại tiện ích dịch vụ như một khu nghỉ dưỡng hạng sang đích thực Ảnh: Royal Caribbean
Bruce Jones, chủ tịch công ty tàu ngầm của Mỹ cho biết: “Năm 1993, khi tôi bắt đầu đề xuất ra dịch vụ tàu ngầm này, phương án của tôi đã bị cất trong ngăn kéo rất lâu.” Hiện tại, thu nhập của Bruce Jones từ dịch vụ cho thuê, mua tàu ngầm kiểu nhỏ này là khoảng 1,2 triệu USD, có khi lên tới 80 triệu USD/năm. Điều này đủ để chứng minh, dịch vụ này đang hot cỡ nào trong giới đại gia.
Trước mắt, ông cũng đang ấp ủ một dự án mới dành cho những đại gia. Ông dự định sẽ xây một nhà hàng dưới biển ở đảo Fiji, giá phòng cho một người ở 1 tuần là khoảng 15 nghìn USD. Ông nói thêm: “Bây giờ đã có 10 nghìn người đăng ký trước với tôi dịch vụ này.”
Từ những số liệu trên, có thể thấy đại gia ngày này thường ưa thích những dịch vụ độc lạ, đem lại cho họ cảm giác mới mẻ.
Người giàu yêu thích cá nhân hóa các dịch vụ
Với sự xuất hiện của các loại hình giải trí tự do lựa chọn như trên, các dịch vụ cũng ngày càng trở nên quan trọng. Đã có các công ty chuyên cung cấp dịch vụ lễ tân cho riêng đại gia, họ có thể cung cấp đủ các loại yêu cầu của khách hàng, thậm chí ngay cả yêu cầu kỳ quái nhất cũng có, ví dụ như gửi bánh pizza từ Chicago đến London. Loại hình dịch vụ này có thu nhập một năm khoảng từ 25 nghìn đến 100 nghìn USD.
Thậm chí ngay cả bộ phận y tế cũng bắt đầu xuất hiện các dịch vụ trọn gói như vậy. Tổ chức thành viên y tế khởi động dự án dịch vụ y tế VIP. Hội tiên VIP có thể gọi bác sĩ tư nhân tới khám bệnh vào bất cứ lúc nào, cũng có thể tìm chuyên gia tới chẩn đoán 24/24.
Vì để thuận lợi cho việc sử dụng các dịch vụ cá nhân, các đại gia luôn chú trọng tới nơi ở của mình. Ví dụ như David Kirk, chủ tịch của Cork Industries có khối tài sản khoảng 12 tỷ USD cho biết năm đó, sau khi mua căn hộ này, ông đã chi ra 10 triệu USD để sửa sang lại. Tất cả số tiền sửa sang đều nhằm mục đích thuận lợi cho các dịch vụ cá nhân như chữa bệnh, lễ tân, phục vụ...
Một trong những căn nhà của tỷ phú Larry Ellison tại khu phố Malibu, tiểu bang California. Biệt thự nằm dọc bãi biển Carbon, nơi được mệnh danh là "bãi biển của những tỷ phú". Ellison được cho là đã chi hơn 229 triệu USD cho những bất động sản ở khu vực này.
Một ví dụ khác về việc đầu tư cho dịch vụ cá nhân hóa sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên. Vì để làm hoàn mỹ ngôi nhà của mình, tỷ phú Larry Ellison, chủ tịch tập đoàn Oracle đã cho xây khu vườn kiểu Nhật rộng 14ha xung quanh ngôi nhà ở San Fransico. 6 kiến trúc sư nổi tiếng và 15 thợ cây cảnh đã làm việc suốt gần 10 năm để hoàn thành dự án này.
Giá trị của khu vườn này ước tính lên tới 100 triệu USD. Việc xây dựng vườn hòa này nhằm mục đích để tỷ phú có thể ngắm hoa, chơi cây cảnh, tận hưởng bầu không khí trong lành ngay trong biệt thự của chính mình.
Đặc biệt, tỷ phú ngày này rất quan tâm tới những tác phẩm nghệ thuật
Đi kèm với những dịch vụ, sở thích kể trên, độ thành công của đại gia cũng được đánh giá bằng số lượng và chất lượng của các kiệt tác nghệ thuật mà họ sưu tập được.
Stephen Cohen, giám đốc của một công ty đầu tư quỹ phòng hộ của Mỹ hiện đang là một người cuồng nhiệt với tác phẩm nghệ thuật nhất trong số các đại gia. Gần đây ông đã bỏ ra 12 triệu USD mua một bức tranh của Damian Hirst, 24 triệu USD cho một tác phẩm của Andy Warhol. Năm ngoái, ông đã bỏ ra 500 triệu USD để mua hết tất cả các tác phẩm của Cohen ở London và New York.
Một tác phẩm chân dung Marilyn Monroe của Andy Warhol. (Ảnh: Fanshare).
Abigail Asher, nhà tư vấn mua đồ của người giàu cho biết: “Đại gia thật sự rất thích trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đắt giá.”
Hiện nay, mối quan hệ giữa nghệ thuật và thương mai đã khăng khít đến mức dưới sự chỉ huy của tỷ phú Warren Buffett, công ty cho thuê máy bay phản lựcNetjets đã trở thành đối tác của hội chợ Basel ở Thụy Sĩ và hội chợ nghệ thuật Frieze ở London. Gần đây, gần 60 máy bay tư nhân đã bay tới hội chợ nghệ thuật Basel để vận chuyển các tác phẩm nghệ thuật.
Theo News Sina
Phương Thu