(Tổ Quốc) - Sau khi chiêm ngưỡng căn nhà nhỏ nhưng tiện nghi của anh, nhiều người khẳng định nó cho người ta cảm giác "muốn sống" mỗi ngày bằng cách trọn vẹn nhất.
Ở Nhật Bản, thuật ngữ "ốc trú ngụ" được sử dụng cho một phần giới trẻ đương thời. Đối mặt với áp lực về nhà ở và cuộc sống khó khăn, không ít nhân viên văn phòng phải chọn một căn hộ nhỏ đơn lẻ làm nơi ở hàng ngày.
Đối mặt với hoàn cảnh cuộc sống như vậy, một số người cảm thấy bế tắc trong khi đó một số khác chỉ đơn giản là chấp nhận thực tế và chọn cách "nằm im".
Có người sống trong những ngôi nhà lớn chưa chắc đã hạnh phúc; có người dù chỉ sống trong những ngôi nhà nhỏ cũng có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Dưới đây là câu chuyện của một anh chàng người Nhật 26 tuổi, độc thân, sống trong một căn hộ nhỏ. Trong xu thế nhiều người chọn cách “nằm bẹp”, anh vẫn chưa từ bỏ ý định theo đuổi cuộc sống trong mơ. Anh cho rằng nỗ lực làm việc và biết cách quản lý cuộc sống thì mọi thứ sẽ trọn vẹn hơn.
Là một “phượt thủ” trẻ tuổi và chăm chỉ, nguồn thu nhập hàng tháng của anh không cao. Sau khi nhận lương, mức lương trung bình chỉ là 150.000 yên. Với mức thu nhập này, anh không thể mua một căn nhà lớn, nhưng có thể thuê một căn hộ nhỏ.
Về phương diện kinh tế, anh chọn thuê nhà ở ngoại ô, xa trung tâm thành phố nên giá thuê tương đối rẻ, mỗi tháng anh trả 48.000 yên.
Trừ những chi phí cần thiết như tiền thuê nhà, tiền nước, tiền điện, tiền gas… thì phần thu nhập còn lại không nhiều. Với số dư ít ỏi đó, một cuộc sống xa xỉ là điều gần như không thể. Để tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, về cơ bản anh đã tự tay sửa sang ngôi nhà từ thiết kế đến trang trí.
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, chàng thanh niên 26 tuổi đã tự mình tạo nên một ngôi nhà lý tưởng, tuy là "nhà ốc" nhưng ở đâu cũng bộc lộ sự trau chuốt, tỉ mỉ.
"Nằm xuống" không có nghĩa là từ bỏ chất lượng cuộc sống, ngược lại, nó có thể tận dụng những nguồn lực trước mắt để xây dựng chất lượng cuộc sống trong phạm vi khả năng của bản thân.
Ngoài số tiền tiết kiệm trong trang trí nhà cửa, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi ngày ba bữa anh cũng là số tiền tiết kiệm được.
Cách tốt nhất để tránh lãng phí nguyên liệu là tự nấu ăn cho ba bữa một ngày dựa trên những thực phẩm có trong tủ lạnh. Điều này giúp tận dụng nguyên liệu một cách tốt nhất và không làm phát sinh những khoản phí khác.
Về mua sắm thực phẩm, anh tiết kiệm tiền bằng cách áp dụng phương thức mua tập trung và mua đồng nhất mỗi lần. Dù tiết kiệm nguyên liệu nhưng anh chàng 26 tuổi vẫn có thể tự chế biến được ba bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Mỗi khi đi mua sắm, anh luôn chú ý đến những đợt giảm giá hoặc khuyến mãi, nhờ đó mua đồ dùng thực phẩm yêu thích của mình với giá rẻ nhất. Sử dụng những dụng cụ thực nhà bếp tinh tế, phù hợp với các món ngon được làm mỗi ngày giúp cuộc sống độc thân của không đơn điệu.
Từ phòng khách đến ba bữa ăn của anh đều mang đến cho người nhìn cảm giác "tiết kiệm và tinh tế". Cuộc sống của một thanh niên thu nhập trung bình những vẫn có thể nhận ra chữ "chất" trong cách quản lý cẩn thận của anh.
Từ cuộc sống đời thường của anh chàng 26 tuổi, nhiều người nhận ra sự "thâm thúy" và giá trị cuộc sống đến từ cách mỗi người chăm chút cho từng góc nhỏ của mình.
Dù thu nhập không cao, cuộc sống không xa hoa nhưng thái độ sống của anh không hề tiêu cực. Trong đời sống cá nhân, người ta vẫn có thể sống một cuộc sống đầy đủ, dư dả và chất lượng.
Cuộc sống kiểu này, ở một khía cạnh nào đó, cũng rất tích cực. Trong phạm vi khả năng của bản thân, chọn cách "nằm yên", tận dụng tối đa từng chút một, tuy đơn giản nhưng đồng thời cũng rất nhẹ nhõm.
Chấp nhận khách quan, học cách làm hòa với thực tế, không so đo tiêu hao, cũng không vật chất viển vông, đây mới là trang thái cao nhất của một người!
Nguồn: Abolouwang
Thuỳ Anh