Sau hơn một thập kỷ, Đà Nẵng đã khoác lên mình một diện mạo mới mẻ với sự xuất hiện của loạt điểm đến quy mô cùng những công trình kỷ lục.
Hành trình mở lối con đường dẫn đến ngàn mây
Tháng 2/1900, đại úy Debay nhận một nhiệm vụ đặc biệt do Doumer - toàn quyền Đông Dương giao phó: tiến hành thám sát dãy trung Trường Sơn để tìm một nơi điều dưỡng, bán kính là 150km kể từ Đà Nẵng hoặc từ Huế.
Sau nhiều ngày, Debay đã phát hiện ra rặng núi vươn lên giữa hai nhánh sông chính của sông Bà Nà - Lỗ Đông, cao khoảng 1.400m, "là địa điểm khả dĩ để thiết lập một nơi an dưỡng". Tuy nhiên, thời gian ít ỏi, công việc khó khăn, thành quả mà Debay để lại chỉ là con đường mòn dẫn lên Bà Nà, cùng căn nhà ở độ cao 1.360m.
Mãi tới tháng 5/1923, khách sạn đầu tiên với quy mô 22 phòng mới được ra mắt, do Emile Morin làm chủ.
Thời hoàng kim, Bà Nà là thị trấn thu nhỏ phục vụ người Pháp với đa dạng các dịch vụ. Sau Cách mạng tháng 8, người Pháp rút về nước, Bà Nà chỉ còn phủ lớp bụi quá khứ.
Năm 1997, Đà Nẵng ra quyết định khôi phục Bà Nà và kêu gọi đầu tư. Năm 1999, một công ty du lịch đầu tư hệ thống cáp treo loại nhỏ từ đồi Vọng Nguyệt đến đỉnh Bà Nà. Nhưng với hạ tầng thô sơ, di chuyển khó khăn, Bà Nà vẫn chỉ dừng lại ở điểm du lịch thời vụ.
Năm 2007, Sun Group quyết định đầu tư vào Bà Nà theo lời kêu gọi của lãnh đạo Đà Nẵng. Nửa đầu năm đó, Đà Nẵng đón khoảng 577.400 lượt khách, tuy nhiên số ngày lưu trú chỉ dừng ở con số 1,62 ngày với khách nội địa, 1,67 ngày với khách quốc tế. Mở đường, Sun Group đã bắt tay với đối tác hàng đầu thế giới Doppelmayr triển khai tuyến cáp treo số 1.
Những người Sun Group vẫn còn nhớ tốp công nhân đầu tiên lên công trường sau một đêm đã… bỏ về gần hết, do không quen cảnh sống nơi sương mù giá lạnh. Ấn tượng về Bà Nà khi đó là đoạn đường từ chân núi lên đỉnh dốc đứng, xe phải "bò" từng mét; đoạn trơn trượt thường phải hỗ trợ nhau mới leo được. Và là những ngày mặc hai lớp áo mưa tránh gió, quần áo phơi một tuần không khô.
"Ngày ấy, tôi còn đặt câu hỏi với các lãnh đạo cấp trên là tại sao lại cứ phải chọn những chỗ khó khăn như vậy. Trong khi ở dưới thành phố Đà Nẵng thời bấy giờ, vẫn còn rất nhiều bãi biển rộng thênh thang, làm gì cũng dễ", anh Dương Thế Bằng – một trong những người Sun Group đầu tiên thực hiện dự án cáp treo Bà Nà - cho hay.
Những "trái ngọt" làm thay đổi một vùng đất
Ngày 25/3/2009, tuyến cáp treo số 1 được đưa vào vận hành, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Chứng kiến đám đông xếp hàng chờ đi cáp treo, cùng đoạn đường tắc đến 4 km, anh Dương Thế Bằng lúc này mới chắc chắn đã tìm thấy câu trả lời: "Tôi không còn hoài nghi gì nữa, mà biết rằng sự hấp dẫn của Bà Nà là có thật".
Tháng 3/2013, tuyến cáp treo số 3 giúp rút ngắn hành trình lên đỉnh núi Chúa xuống 17 phút từ thác Tóc Tiên - Indochine kết nối chân núi với đỉnh Bà Nà ở độ cao 1.487 m ra đời, nhận cùng lúc 4 kỷ lục Guinness.
Năm 2017, hai tuyến cáp Hội An - Marseille và Bordeaux- Louvre tiếp tục ra mắt, nâng công suất phục vụ toàn tuyến lên 6.500 khách/giờ.
Đến Bà Nà, giữa ngàn mây bao phủ, một "làng Pháp" thu vào tầm mắt du khách với lâu đài cổ kính, carnival sôi động, lễ hội tưng bừng suốt 4 mùa. Ngoài ra, còn có xứ sở hoa Le Jardin d’Amour, khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park, hầm rượu cổ Debay, khách sạn Mercure Danang French Village Bana Hills... Hay không gian tĩnh lặng tại đền Lĩnh Chúa Linh Từ, chùa Linh Ứng Bà Nà, tháp Linh Phong Tự.
Tháng 6/2018, cầu Vàng xuất hiện và lọt "Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018" do Tạp chí Time bình chọn. Tháng 3/2012, tờ Daily Mail (Anh) công bố Cầu Vàng dẫn đầu danh sách top 10 kỳ quan mới của thế giới theo bình chọn của thế hệ trẻ. Cứ ba du khách đến Đà Nẵng khi ấy, thì hai người yêu cầu được tham quan Cầu Vàng.
Sau đại dịch, Sun World Ba Na Hills tiếp tục được nâng cấp thành phiên bản thu hút hơn với vương quốc Mặt trăng và Mặt trời, cùng loạt công trình, sản phẩm du lịch biểu tượng. KDL đã 4 lần liên tiếp được Tổng cục Du lịch Việt Nam vinh danh "Khu du lịch hàng đầu Việt Nam" và WTA vinh danh là "Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới".
Ngoài Bà Nà, không thể bỏ qua InterContinental Danang Sun Peninsula Resort - "Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới" do WTA - "Oscar của ngành du lịch" bình chọn. Được thiết kế bởi KTS lừng danh Bill Bensley, hoạt động từ năm 2012, đến nay, resort này đã trở thành điểm đến của nhiều ngôi sao, chính trị gia và những nhân vật quan trọng trên thế giới. Hay Premier Village Danang Resort - "Khu nghỉ dưỡng dành cho gia đình sang trọng nhất thế giới" (do World Luxury Hotel Awards trao tặng).
Thống kê từ 2009 - 2018, lượng khách tới Đà Nẵng tăng 463%, đến Bà Nà tăng hơn 160 lần. Năm 2017, mỗi khách nội địa lưu trú 2,9 ngày và khách quốc tế khoảng 3,9 ngày; mức chi tiêu trung bình gấp gần 6 lần so với năm 2007. Năm 2019, TP đón tới 8,6 triệu lượt khách, với 3,5 triệu lượt khách quốc tế, mang về 30.973 tỷ đồng.
Hơn 15 năm, hành trình làm đẹp những vùng đất của Sun Group vẫn chưa dừng lại tại Đà Nẵng
"Tất cả mới chỉ là bắt đầu" - theo lời đại diện Sun Group. Trong tương lai Sun Group sẽ vẫn tiếp tục cuộc hành trình ấn tượng tại thành phố ven sông Hàn, nhằm mang thế giới về Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới.