Đánh giá giữa năm nhân viên kết thúc, đâu là những thử thách cho các cấp lãnh đạo?

Đánh giá giữa năm (mid-year review) đã khép lại với những cuộc đối thoại thẳng thắn với nhân viên, để lại nhiều câu hỏi khó buộc các nhà lãnh đạo cần tìm kiếm lời giải trong thời gian sắp tới.
Đánh giá giữa năm nhân viên kết thúc, đâu là những thử thách cho các cấp lãnh đạo? - Ảnh 1.

Câu hỏi 1: "Sao nhân viên im lặng vậy?"

"Quiet Quitting" là từ khóa được lan truyền mạnh mẽ thời điểm giữa năm 2022, là dấu hiệu báo trước cuộc trỗi dậy của nhiều xu hướng im lặng khác như "Quiet Hiring", "Quiet Promoting", "Quiet Firing". Sau cùng, điều sếp lo nhất là từ khóa "Quiet", hay "im lặng" khi trở nên quá phổ biến sẽ tác động đến suy nghĩ của nhân viên, khiến họ tin rằng giao tiếp ít là điều bình thường và sôi nổi trong công việc là điều không cần thiết.

Chẳng nói đâu xa, Mid-year review năm nay sếp cũng gặp nhiều ca khó. Sau khi chật vật gặng hỏi từng chút một để hiểu nhân viên cần gì, muốn gì, gặp khó khăn ở đâu, sếp dặn lòng: "Từ giờ đến cuối năm, phải quyết tâm tìm cách giúp nhân viên mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ, quan điểm cá nhân khi đi làm!"

Câu hỏi 2: "Sao nhiều ca ‘burnout’ quá vậy?" 

Theo một báo cáo gần đây của Deloitte, có đến 77% nhân sự đã từng trải qua "burnout" - trạng thái "sức tàn lực kiệt" khi đi làm. Nhưng sếp chưa cần đọc tài liệu để được đánh động về hiện trạng này thì nhân viên đã "tự thú" mình không ổn lắm. Với sếp, đây là điều có thể hiểu được khi quá nhiều tác nhân gõ cửa quấy nhiễu nhân viên: khối lượng công việc; áp lực tài chính; nỗi lo bị sa thải.

Một số phương án đã được sếp cân nhắc là phân bổ công việc hợp lý, cung cấp cho nhân viên gói chăm sóc sức khỏe tinh thần hoặc thuê ngoài nhân sự để giảm tải áp lực cho "người nhà". Từ giờ đến cuối năm, sếp sẽ tìm ra giải pháp phù hợp nhất để không chỉ giảm tải áp lực cho nhân viên, mà còn tạo đà bứt phá cho doanh nghiệp.

Câu hỏi 3: "Trí tuệ thông minh AI có thể thay thế nhân sự không?" 

Nhân viên hỏi "Có khi nào AI sẽ thay thế em không sếp ơi?". Sếp nói rằng còn phải đợi thời gian, và bản thân nhân viên trả lời. Vì nếu nhân viên cần được review để phát triển thì AI cũng vậy. Và nếu nhân viên có thể học hỏi từ kinh nghiệm để trở thành một phiên bản tốt hơn, AI cũng vậy. Vai trò của sếp là sử dụng tài nguyên con người và máy móc hiệu quả. Nhưng sếp sẽ nỗ lực hết mình để tạo điều kiện và truyền động lực giúp nhân viên duy trì lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua với trí tuệ nhân tạo.

Câu hỏi 4: "Nhân viên cần được hỗ trợ thêm những phúc lợi gì?"

Theo báo cáo của Talentnet và Mercer, có 79% doanh nghiệp đang triển khai các phúc lợi chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần của người lao động.

Đánh giá giữa năm nhân viên kết thúc, đâu là những thử thách cho các cấp lãnh đạo? - Ảnh 2.

Triển khai các gói chăm sóc sức khỏe nhân là một trong những giải pháp để sếp giúp nhân viên giảm tải áp lực công việc.

Sau buổi mid-year review, hai từ "sức khoẻ" thật sự xuất hiện trong rất nhiều cuộc nói chuyện với nhân viên. Có người muốn thêm gói chăm sóc sức khoẻ, có người nhỏ nhẹ xin voucher… nắn chỉnh cột sống không ổn định khi ngồi làm việc 8 tiếng mỗi ngày, có người muốn được tư vấn tâm lý… Sau mùa review này, thử thách của sếp là chọn lọc, tìm ra và đưa vào thực nghiệm những phúc lợi thiết thực nhất ứng với nhu cầu đội ngũ nhân viên.

Đánh giá giữa năm nhân viên kết thúc, đâu là những thử thách cho các cấp lãnh đạo? - Ảnh 3.

Quản lý hiệu quả và phát huy tiềm lực của những nhân viên luân chuyển phòng ban sẽ giúp tổ chức hoạt động ổn định, vượt qua giai đoạn khó khăn.

Câu hỏi 5: "Mình đã sẵn sàng nghe nhân viên ‘feedback’ mỗi ngày?"

Trải nghiệm đáng nhớ nhất của sếp mùa review này là khi được một nhân viên Gen Z đặt câu hỏi "Sếp ‘review’ em xong, em ‘review’ sếp được không?". Lúc đó hơi giật mình, nhưng khi có thời gian phản tỉnh, sếp thấy việc chấp nhận nói "có" sẽ mở đường cho công ty xây dựng một văn hóa góp ý lành mạnh.

Nếu nhân viên được góp ý với sếp mỗi ngày, thay vì chờ đến thời gian review, có lẽ văn phòng đã bớt "im lặng", nhân viên đã bớt "burnout" và sếp có thể cung cấp cho nhân viên các quyền lợi thiết thực.

Câu hỏi cuối cùng: "Bài học của sếp sau đợt review này là gì?"

Mid-year review không là thời điểm nhìn lại, phản tư của riêng nhân viên. Trên thực tế, đằng sau chia sẻ từ nhân viên là những bài học ẩn giấu giúp sếp ngày càng hoàn thiện vai trò của người lãnh đạo.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng Giám đốc công ty Talentnet chia sẻ: "Hiệu quả công việc hay cảm nhận của nhân viên về môi trường công sở đều là kết quả của những chiến lược mà lãnh đạo đã triển khai. Vì vậy, thời điểm kỳ review của nhân viên kết thúc cũng là lúc kỳ review của lãnh đạo bắt đầu".

Theo bà, khi đặt câu hỏi "Bài học cho bản thân sau đợt review này là gì?" và nghiêm túc phản tư để tìm được lời giải, người lãnh đạo sẽ khai mở được nhiều luồng tư tưởng, bài học mới để nâng cấp bản thân, thêm vững tay chèo để ổn định tinh thần của đội ngũ lao động. Từ đó, tổ chức thêm vững vàng vượt qua những con sóng lớn trong 6 tháng cuối năm 2023.

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới