(Tổ Quốc) - Khảo sát hơn 6.000 startup định giá tới 500 triệu USD, KPMG và HSBC đã công bố danh sách 10 gã khổng lồ mới nổi ở 12 thị trường, trong đó có Việt Nam. Danh sách các gã khổng lồ mới nổi ở Việt Nam gồm Coolmate, Propzy, Lozi, nền tảng ứng lương VUI của cựu CEO Uber Việt Nam Đặng Việt Dũng.
HSBC và KPMG vừa công bố báo cáo "Những người khổng lồ mới nổi ở châu Á – Thái Bình Dương 2022" hé lộ những kỳ lân tiềm năng và đánh giá tình hình khởi nghiệp của khu vực. Báo cáo cũng tổng kết top 10 doanh nghiệp được xếp hạng "Người khổng lồ mới nổi" tại 12 thị trường: Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong (SAR), Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Lan và Thái Lan.
Báo cáo đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường khởi nghiệp non trẻ và năng động bậc nhất châu Á. Tại thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện, Việt Nam mới chỉ có 1.600 doanh nghiệp khởi nghiệp, con số này giờ đây đã tăng lên hơn 3.000 theo nền tảng thống kê khởi nghiệp Tracxn – trong đó có bốn doanh nghiệp được xếp hạng "kỳ lân".
10 gã khổng lồ mới nổi Việt Nam theo báo cáo gồm:
1. Propzy
Lĩnh vực: Công nghệ bất động sản
2. Sipher
Lĩnh vực: Tiền mã hóa/Chuỗi khối, Công nghệ tài chính, Trò chơi
Mô tả: Trò chơi nhập vai nhiều người tham gia trên máy tính sử dụng công nghệ chuỗi khối
3. Sendo
Lĩnh vực: Thương mại điện tử
Mô tả: Nền tảng mua sắm sản phẩm tiêu dùng thương mại điện tử
4. Jio Health
Lĩnh vực: Y tế số
Mô tả: Nền tảng y tế cho phép truy cập tức thời đến các dịch vụ khám bệnh trực tuyến
5. Clevai
Lĩnh vực: Công nghệ giáo dục
Mô tả: Nền tảng giáo dục trực tuyến cho học viên có nhu cầu chưa được đáp ứng
6. CoolMate
Lĩnh vực: Thương mại điện tử
Mô tả: Chuyên trang bán lẻ trực tuyến trang phục nam giới
7. EveHR
Lĩnh vực: Công nghệ quản lý nhân sự
Mô tả: Nền tảng trực tuyến nhằm tăng cường gắn kết nhân viên và giữ chân nhân tài
8. Lozi
Lĩnh vực: Công nghệ nông nghiệp, Thương mại điện tử, Di động, Công nghệ chuỗi cung ứng
Mô tả: Nền tảng giao hàng thương mại điện tử chuyên kết nối người bán và người mua để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng
9. VUI
Founder của VUI là Dũng Đặng - cựu CEO Uber.
Lĩnh vực: Công nghệ tài chính, Phần mềm dịch vụ
Mô tả: Phần mềm tài chính được thiết kế nhằm mang đến giải pháp tiết kiệm tài chính cho nhân viên
10. HomeBase
Lĩnh vực: Công nghệ bất động sản
Mô tả: Nền tảng cho thuê bất động sản với mục đích cung cấp tài chính theo nhu cầu và điều kiện cá nhân để mua và sở hữu nhà và tài sản
Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam chia sẻ: "Việt Nam nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, gần theo kịp các quốc gia như Indonesia và Singapore. Với dân số trẻ, năng động và có trí thức, độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ, biến đất nước này trở thành cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng".
Đặc tính của những "người khổng lồ mới nổi" và thách thức họ đang đối mặt
Mặc dù không có một công thức cụ thể để định danh một "người khổng lồ mới nổi", những công ty mà chúng tôi bình chọn là những doanh nghiệp nổi bật trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau:
KPMG và HSBC nghiên cứu 6.472 doanh nghiệp khởi nghiệp chuyên về công nghệ có định giá lên tới 500 triệu USD mà chúng tôi đánh giá là có tiềm năng trở thành những người khổng lồ mới nổi ở 12 thị trường: Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong (SAR), Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan.
Từ tập hợp lớn này, chúng tôi đã xác định được 10 doanh nghiệp xếp hạng "người khổng lồ mới nổi" dẫn đầu mỗi thị trường cũng như danh sách 100 Người khổng lồ mới nổi ở châu Á – Thái Bình Dương (xem Phụ lục I).
Danh sách này được cân nhắc lựa chọn dựa trên giá trị ước tính và vốn mạo hiểm nhận được (dựa trên số liệu Pitchbook) cũng như những phân tích của KPMG và HSBC về tiềm năng phát triển trong tương lai của những công ty này.
Bình An