(Tổ Quốc) - Chưa kịp phục hồi sau làn sóng Covid-19 đầu tiên, doanh nghiệp đang phải gồng mình đón đợi làn sóng thứ 2 ập đến. Đâu là bí quyết để những doanh nghiệp sau đây tiếp tục duy trì thành công và thịnh vượng ngay trong những hoàn cảnh khó khăn nhất?
Cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra đã kéo sụt mọi chỉ số kinh tế - xã hội toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi ngành nghề trong xã hội.
Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê về tác động của Covid-19, có tới gần 86% doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu tác động tiêu cực từ đại dịch, hơn 200 ngàn doanh nghiệp sẽ phá sản nếu dịch kéo dài đến hết Quý 4. Doanh nghiệp trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp như du lịch, hàng không, nhà hàng khách sạn... gần như mất toàn bộ doanh thu. Các ngành sản xuất chủ chốt như dệt may, sản xuất da và sản phẩm da, sản xuất, kinh doanh gỗ và đồ thủ công mỹ nghệ... cũng chịu ảnh hưởng trên 90%.
Đăng ký tham dự hội thảo "Đột phá hiệu suất trong vận hành doanh nghiệp" tại đây.
Chưa kịp phục hồi sau làn sóng Covid-19 đầu tiên vừa đi qua, doanh nghiệp đã lại phải tiếp tục chống chọi với làn sóng thứ 2 đang manh nha bùng phát, kéo theo đó sẽ lại là các kịch bản cũ: thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh do mất doanh thu, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hoạt động xuất nhập khẩu bị đình trệ do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu...
Trong bối cảnh dịch bệnh đang ngày càng phức tạp, mọi quy trình và các lý thuyết kinh doanh đem lại hiệu quả trước đây đã không còn phù hợp. Doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh linh hoạt, thậm chí phá cách để tạo nên sự khác biệt cho bản thân doanh nghiệp.
Mô hình doanh nghiệp cơ động và linh hoạt, trong đó đổi mới sáng tạo được xây dựng trên hai từ khóa "nhanh chóng" và "ổn định" chính là chìa khóa mang lại hiệu quả tích cực đồng thời nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn chiến lược McKinsey, tính cơ động, linh hoạt trong vận hành có thể giúp doanh nghiệp tăng 30-50% hiệu suất vận hành, từ đó cải thiện 20-30% các chỉ tiêu tài chính.
Cũng theo các chuyên gia từ McKinsey, để cân bằng tính linh hoạt và ổn định, doanh nghiệp cần phải sẵn sàng "lột xác" trên một số khía cạnh, và một trong những chuyển đổi đóng vai trò quan trọng nhất chính là đầu tư và ứng dụng công nghệ "sâu" trong các nghiệp vụ, quy trình vận hành của doanh nghiệp để tối ưu hiệu suất và chi phí.
Home Credit, một tập đoàn tài chính tiêu dùng lớn trên thế giới với hơn 130 triệu khách hàng tại 9 quốc gia, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về ứng dụng công nghệ để quản trị chiến lược, tạo đột phá trong vận hành và tối ưu hiệu suất. Tận dụng sức mạnh của phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng di động... Home Credit đã xây dựng một nền tảng giúp quản trị và đánh giá tín dụng tập trung tại một trung tâm duy nhất, phục vụ cho toàn bộ thị trường gần 4 tỷ dân, tương đương với một nửa dân số thế giới.
Năm 2019, tập đoàn đã xử lý 96% các khoản vay mà hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người. Chatbot và tổng đài ảo đã hỗ trợ các tổng đài viên xử lý khoản 200 ngàn cuộc gọi mỗi ngày tại Trung Quốc, và 80% các yêu cầu cơ bản của khách hàng tại Ấn Độ. Mới đây nhất, tại Việt Nam, Home Credit cũng đã bắt tay hợp tác cùng FPT triển khai giải pháp Trợ lý Ảo tổng đài nhằm hướng tới mô hình hệ thống tổng đài thông minh, giúp nâng cao hiệu suất, tối ưu nguồn lực con người cho các tác vụ mang lại giá trị cao hơn.
Một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam cũng đã sớm đầu tư chuyển đổi sang mô hình vận hành số trước cả khi Covid-19 trở thành nỗi ám ảnh toàn cầu. Ứng dụng giải pháp FPT SPro – một giải pháp công nghệ tích hợp giữa RPA và công nghệ ký số, công ty này đã số hóa toàn bộ quy trình nội bộ trên một nền tảng duy nhất, loại bỏ giấy tờ khỏi hoạt động văn phòng, kết hợp báo cáo quản trị doanh nghiệp theo thời gian thực. Nhờ đó, thời gian quản lý, phê duyệt các quy trình giảm đến 70%, chi phí quản lý cũng cắt giảm tới 20%. Đội ngũ nhân viên thay đổi được tác phong làm việc, từ đó nâng cao đến 50% năng suất lao động.
Chuyển đổi mô hình dựa trên ứng dụng công nghệ đã khẳng định được tính cốt yếu giúp vận hành doanh nghiệp thông suốt, nhanh chóng và linh hoạt. Tuy nhiên cái khó là làm sao để ứng dụng công nghệ phù hợp với xu hướng chung của ngành, lộ trình ứng dụng công nghệ như thế nào cho bài bản, điểm khởi động thông minh, tính đặc thù và chiến lược của từng bộ giải pháp để vừa tối ưu chi phí vừa đánh giá được hiệu quả tức thời.
Với chủ đề "Đột phá hiệu suất trong vận hành doanh nghiệp", Hội thảo trực tuyến diễn ra ngày 4/8 vào lúc 14.30 sẽ kết nối các nhà lãnh đạo doanh nghiệp với các chuyên gia đầu ngành về quản trị vận hành và giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp để tập trung giải các bài toán nóng trong quản trị vận hành doanh nghiệp trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid 19 để sống sót, tạo nền tảng bứt phá vươn lên sau dịch. Song song với việc chia sẻ kinh nghiệm, các doanh nghiệp sẽ nhận được tư vấn trực tiếp từ diễn giả qua phần thảo luận với chủ đề "từ sống sót đến thịnh vượng". Đăng ký tham dự hội thảo tại đây.
Ánh Dương