Đâu là lời giải cho Tự động hóa doanh nghiệp SME tại Việt Nam?

(Tổ Quốc) - Tuy còn nhiều rào cản nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vẫn có thể hoạch định chiến lược tự động hóa tối ưu bằng cách: Chuyển đổi tư duy, ứng dụng công nghệ, chuẩn hóa lại hệ thống quy trình,...

Để vận dụng vào thực tế kinh doanh, tự động hóa có thể hiểu là ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động kinh doanh mà không phụ thuộc vào con người và các tác vụ lặp lại.

Đại dịch Covid-19 như cơn sóng, tuy rút đi, nhưng để lại một bờ biển - nền kinh tế Việt Nam - còn nhiều hỗn độn, nguy hiểm và cơ hội cùng tồn tại. Khi lực lượng lao động có sự tái cơ cấu lớn, các nhân tài rời đi mà chưa có người mới bàn giao, hay mọi công việc phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp, vào con người, dẫn đến chỉ cần công ty tăng trưởng là lại mất kiểm soát,... Nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận ra tầm quan trọng của các giải pháp tự động hóa, để giới hạn sự phụ thuộc vào con người.

Đâu là lời giải cho Tự động hóa doanh nghiệp SME tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Các chủ doanh nghiệp thảo luận chiến lược tự động hóa

Công nghệ chính là chìa khóa để các doanh nghiệp thích ứng với những biến động thị trường, dịch bệnh, khí hậu,… Theo nghiên cứu của Cisco, 70% SME tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang tăng tốc tiến trình số hóa doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, và SME sẽ đạt được mức gia tăng trung bình 50% về doanh thu và năng suất làm việc.

Tuy nhiên, các rào cản để tự động hóa cũng không hề đơn giản đối với SME, như là: Thiếu tầm nhìn và tư duy tự động hóa, khó tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chi phí cao,...

Điều này dẫn đến đa số SME vẫn phản ứng thụ động với những thay đổi của thị trường. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ biến tự động hóa thành xu hướng tất yếu với lợi ích to lớn: Tối ưu hóa được mô hình kinh doanh, vận hành, giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, cải thiện quản trị, tăng trải nghiệm, gắn kết quan hệ khách hàng,...

Quy mô nhỏ và nhân viên ít, bộ máy không cồng kềnh lúc này đây lại thành lợi thế tự động hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng ba giải pháp sau.

Chuyển đổi tầm nhìn, tư duy và thói quen

Hiện nay, nỗi lo bị thay thế cũng như thói quen cũ thường dẫn đến hiện tượng chủ doanh nghiệp muốn tự động hóa nhưng các cấp thì nhất quyết tìm lý do từ chối.

Để triển khai thành công, đầu tiên là phải thay đổi tư duy, đảm bảo toàn bộ nhân viên trong công ty có cùng một tầm nhìn, mục tiêu và hiểu được lợi ích bền vững của tự động hóa.

Doanh nghiệp nên có giai đoạn thử nghiệm, những buổi hướng dẫn sử dụng và chia sẻ giá trị, tuyên truyền cho nhân viên hiểu. Tự động hóa không phải là cướp việc của nhân viên, mà là giảm thời gian cho các tác vụ lặp lại, thủ công, để dành thời gian cho các công việc mang lại giá trị gia tăng cao, yêu cầu mạnh về tư duy, suy luận.

Đâu là lời giải cho Tự động hóa doanh nghiệp SME tại Việt Nam? - Ảnh 2.

Ứng dụng phương pháp đào tạo Cầm tay chỉ việc, truyền động lực và năng lượng để chuyển hóa tư duy thành hành động

Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến

Sự phát triển văn minh loài người qua các thời kỳ luôn gắn liền với sự cải tiến công cụ lao động. Công cụ càng tiên tiến thì năng suất lao động sẽ tăng theo cấp số nhân. Tự động hóa chắc chắn không rời đi việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

Các công nghệ, kỹ thuật tự động hóa có thể là: Dây chuyền sản xuất, kỹ thuật hiện đại, điều khiển tự động, robot, chuyển đổi số, các nền tảng, phần mềm,...

Chuẩn hóa hệ thống, quy trình

Quá trình tự động hóa tại các SME hiện nay vẫn đang tập trung vào các quy trình, giải pháp riêng rẽ để thích nghi tức thời, chưa xây dựng được chiến lược tự động hóa tổng thể, bền vững. Vì vậy, trước khi triển khai tự động hóa, doanh nghiệp cần phải hệ thống, chuẩn hóa lại dữ liệu, quy trình để tránh việc mua công nghệ, phần mềm rồi mới luống cuống bắt đầu xây dựng hệ thống.

Hệ thống lại toàn bộ quy trình vận hành giúp doanh nghiệp thành một cỗ máy vận hành nhịp nhàng, linh hoạt. Để thành công tiến tới đích tự động hóa, SME phải từng bước xây dựng đúng 12 tầng hệ thống nền tảng.

Đâu là lời giải cho Tự động hóa doanh nghiệp SME tại Việt Nam? - Ảnh 3.

12 tầng hệ thống giúp SME tự động hóa thành công

Với khát vọng lan tỏa giá trị đích thực, đã hỗ trợ hơn 26.000 chủ doanh nghiệp, lãnh đạo đi lên từ nghề được giải phóng khỏi sự vụ bằng cách tự động hóa doanh nghiệp, Công ty đào tạo tư vấn PDCA không ngừng đổi mới, cập nhật các phương thức đào tạo tân tiến, case study thực tế, để hỗ trợ SME chuyển đổi kiến thức thành doanh thu và các giá trị kinh doanh bền vững khác.

Đâu là lời giải cho Tự động hóa doanh nghiệp SME tại Việt Nam? - Ảnh 4.

Tìm hiểu thêm về giải pháp tự động hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ TẠI ĐÂY.

Hoặc liên hệ Hotline 089.959.8668 để được tư vấn.

Ánh Dương

Tin mới