Thị trường bất động sản (BĐS) được đánh giá là đang có nhiều động lực phục hồi. Khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành, "room tín dụng" đã mở, dự kiến dòng tiền sẽ sớm quay trở lại thị trường BĐS. Với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, nội lực đây sẽ là thời điểm sẵn sàng đón đầu cho một chu kỳ mới.
Sẵn sàng đón đầu chu kỳ mới
Đến thời điểm hiện tại, thị trường BĐS ghi nhận nhiều thông tin tích cực với các động thái từ Chính phủ và các bộ, ngành. Chỉ trong tháng 3 và tháng 4/2023, Chính phủ đã đưa ra 04 quyết sách vô cùng quan trọng với thị trường BĐS như: Nghị định 08 ngày 5/3/2023 về tháo gỡ trái phiếu doanh nghiệp; Nghị quyết 33 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Đề án 338 ngày 3/4/2023 về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030; Nghị định số 10 ngày 3/4/2023 hướng dẫn Luật đất đai, bổ sung quy định về cấp quyền sở hữu cho BĐS nghỉ dưỡng.
Đặc biệt, lãi suất đang từng bước điều chỉnh giảm như hiện nay được nhiều chuyên gia nhận định là yếu tố quan trọng để vực dậy thị trường. Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính-Tiền tệ Quốc gia, việc các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất trong thời gian gần đây sẽ có tác động tích cực, tạo tâm lý cởi mở cho cả bên bán, bên mua và thị trường BĐS.
Chủ đầu tư tiếp cận được nguồn vốn vay với mức lãi suất hợp lý, từ đó sẽ có nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn, có thêm nguồn lực để hoàn thiện các dự án dang dở, triển khai dự án mới góp phần thúc đẩy thanh khoản và bổ sung nguồn cung mới cho thị trường.
Điều này cũng thúc đẩy nhu cầu sở hữu bất động sản của khách hàng và các nhà đầu tư bởi lãi suất cho vay ở mức cao vốn là một trong những rào cản lớn trong việc ra quyết định của người mua. Khi lãi suất vay vốn giảm, nhà đầu tư sẽ không còn tâm lý e ngại và bắt đầu tìm kiếm sản phẩm, phân khúc tiềm năng, hiệu suất lợi nhuận tốt trong trung và dài hạn.
Thực tế cũng đã cho thấy, sau ba cuộc suy thoái kinh tế gần nhất, thị trường đã chứng kiến nguồn vốn lớn đổ vào BĐS, tập trung ở các phân khúc cốt lõi như: tòa nhà văn phòng tại các khu trung tâm, đất nền, nhà phố, bất động sản thấp tầng tại các khu đô thị…Đây là những phân khúc được các nhà đầu tư chuyên nghiệp đánh giá là có rủi ro đầu tư thấp trong thời kỳ bất ổn, khả năng bảo toàn vốn tốt và gia tăng giá trị theo thời gian.
Phân khúc nào "hút" mạnh dòng tiền?
Các chuyên gia BĐS cho rằng, cách các phân khúc BĐS vực dậy sau thời kỳ kinh tế khó khăn sẽ khác nhau, phụ thuộc vào những thách thức cũng như thuận lợi của từng loại hình và từng thời điểm. Chính vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm, khách hàng và các nhà đầu tư cần tập trung vào tầm nhìn dài hạn; đầu tư vào các phân khúc có niềm tin cao, được hưởng lợi từ sự thay đổi hiện tại và những giá trị gia tăng trong tương lai.
"Khi cuộc chơi không còn có sự góp mặt của những người lướt sóng hay đầu tư theo đám đông thì thị trường sẽ lành mạnh, dễ thở hơn và BĐS giá trị thực, sản phẩm của chủ đầu tư uy tín chắc chắn sẽ mang đến nhiều giá trị và lợi nhuận cao hơn. Bất động sản thấp tầng (biệt thự, shophouse…) tại các khu đô thị đang được hưởng lợi từ hạ tầng đồng bộ, hiện đại cùng quy hoạch rõ ràng vẫn được săn đón và hầu như không bị ảnh hưởng bởi bối cảnh thị trường chung giai đoạn vừa qua", ông Vương Đức Việt, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Bất Động Sản Mars Land chia sẻ.
Sự khác biệt của bất động sản cao cấp so với mặt bằng chung trầm lắng của thị trường là hoàn toàn có cơ sở bởi nhu cầu tại phân khúc này là rất lớn. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, nguồn cầu của phân khúc này rất lớn bởi tầng lớp trung lưu đang phát triển mạnh, chiếm 10-12% dân số. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, việc cấp phép và thực hiện các dự án giảm mạnh, nhất là 3 năm gần đây gần như không có dự án mới ra hàng, dẫn đến nguồn cung bất động sản nhà ở ngày càng khan hiếm và xu hướng chung là giá sẽ tiếp tục tăng trong trung hạn, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.
Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, việc xuất hiện một dự án nội đô thỏa mãn các tiêu chí: Vị trí đắt giá, giao thông thuận tiện, hạ tầng đồng bộ, pháp lý hoàn thiện, sổ đỏ vĩnh viễn, an cư đẳng cấp, kinh doanh hiệu quả. Chính vì vậy, thông tin ra mắt dự án KITA Capital (công trình nhà ở thấp tầng tại ô đất BT02, khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn III) tại Tây Hồ không ngừng được tìm kiếm trong suốt khoảng thời gian gần đây.
Hai phân khu: Cát Tường (164 sản phẩm thấp tầng đang trong quá trình xây dựng) và Hoàng Yến (68 sản phẩm thấp tầng đã hoàn thiện) trong khu đô thị hiện đại bậc nhất khu vực Nam Thăng Long này được kì vọng sẽ mang đến chốn an cư lý tưởng cho giới thượng lưu trong nước và quốc tế, đồng thời đem lại cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đi trước đón đầu.