Khi nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa ngừng biến động với các sự kiện "thiên nga đen" liên tục xảy đến, nhà đầu tư Việt Nam đứng trước những lựa chọn sống còn: làm sao để đảm bảo tính ổn định và tỉ suất sinh lời. Trong bối cảnh này, cửa hàng tự giặt sấy trở thành lựa chọn lý tưởng.
Tỉnh táo vượt bẫy FOMO
Nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam thường dễ rơi vào tình trạng "đứng núi này trông núi nọ" do sự nhiễu loạn thông tin, dẫn đến các quyết định đầu tư rủi ro cao. Tư tưởng "liều ăn nhiều" đã khiến nhiều nhà đầu tư "bắt dao rơi" trong các năm vừa qua, và nhiều câu chuyện bi hài sau cơn sóng chứng khoán - bất động sản 2021-2022.
Thế nên, những năm gần đây, nhà đầu tư có xu hướng thận trọng hơn với các quyết định của mình. Đa dạng hoá danh mục đầu tư, tăng tỉ lệ tài sản an toàn, và đảm bảo dòng tiền ổn định đang là ưu tiên hàng đầu của với những tay lão luyện.
Một trong những hình thức đầu tư đáp ứng đủ các tiêu chí trên chính là "Laundromat" - cửa hàng tự giặt sấy, xây dựng các cửa tiệm nơi người tiêu dùng có thể thanh toán và tự giặt sấy quần áo bằng các máy công nghiệp chất lượng. Tại nhiều nước phát triển, đây là mô hình đem lại dòng tiền thụ động ổn định được các nhà đầu tư truyền thống yêu thích bởi tính tự động hoá và các lựa chọn vận hành tối ưu dựa trên IoT.
Bất động sản dòng tiền: Khi cho thuê mặt bằng không còn đủ hấp dẫn
Các mô hình cho thuê truyền thống tại TP.HCM và Hà Nội đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm chi phí đầu tư cao, người thuê không ổn định, và tỷ lệ lấp đầy ngày càng kém.
Theo Vietnam Briefing, thị trường bất động sản tại hai thành phố này đặc biệt biến động do các vấn đề pháp lý, nợ xấu và biến động kinh tế. Hơn nữa, Savills cho biết, mặc dù nhu cầu ổn định, nhưng lợi suất cho thuê thương mại đã có sự biến động đáng kể, cho thấy môi trường thị trường không ổn định (Hanoi Times). Bằng cách chuyển đổi bất động sản thành cửa hàng tự giặt sấy, chủ nhà có thể mở ra một dòng thu nhập mới ổn định hơn.
Bất động sản đô thị được tái sử dụng từ nhà ở thành tiệm giặt tự động, hòa vào cuộc sống bận rộn của các thành phố tại Thái Lan
Tối ưu hóa tỷ suất lợi nhuận
Khác với các khoản đầu tư "chôn vốn", tiệm giặt sấy tự động có thể mang lại ROI nhanh chóng và ổn định. Theo báo cáo từ Alliance Laundry Systems (ALS), nhà sản xuất máy giặt chuyên dụng lớn nhất thế giới, các tiệm giặt sấy tự động của họ đạt lợi nhuận chỉ với 5-6 chu kỳ hoạt động mỗi máy mỗi ngày.
Những cơ sở này được trang bị công nghệ tiên tiến, giúp giảm thiểu sai sót và chi phí vận hành, biến chúng thành một cơ hội đầu tư thụ động thực sự. Với sự hỗ trợ của công nghệ IoT, các hoạt động hàng ngày đòi hỏi sự quản lý tối thiểu, làm tăng thêm sức hấp dẫn của mô hình này như một lựa chọn đầu tư hiện đại.
Giải pháp cho những vấn đề đô thị
Năm thành phố lớn nhất Việt Nam - Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ - có các hành vi tiêu dùng đa dạng, đặc biệt trong danh mục giặt và vệ sinh nhà cửa. Ở những thành phố này, nhu cầu về giải pháp giặt giũ tiện lợi và hiệu quả rất cao do lối sống bận rộn và hạn chế về không gian mà nhiều cư dân phải đối mặt.
Ví dụ, khu vực phố cổ Hà Nội có mật độ dân số cao và không gian sống chật hẹp khiến việc giặt giũ trở thành thách thức cho cả cư dân và du khách. Các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy thu hút nhiều sinh viên và người đi làm từ khắp cả nước sẽ là địa điểm có nhu cầu đặc biệt cao với sự thuận tiện của cửa hàng tự giặt sấy.
Hàng năm cứ vào giai đoạn mùa nồm, mùa mưa, nhu cầu về máy sấy luôn tăng cao để bảo vệ quần áo khỏi ẩm ướt và nấm mốc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo Báo Công Thương, doanh số bán máy sấy tại Hà Nội và các thành phố lớn có thể tăng gấp 10 lần trong mùa này. Tuy nhiên, giá trung bình của những chiếc máy này dao động từ 12 đến 17 triệu đồng, khó tiếp cận với phần đông đối tượng cư dân.
Quần áo ẩm mốc mùa nồm có thể được "cứu" bởi máy sấy
Sau khi thống lĩnh 65% thị phần cửa hàng tự giặt sấy tại xứ sở chùa Vàng qua bốn thương hiệu chính: Speed Queen, Huebsch, Ipso và Primus, ALS mang đến thị trường Việt Nam với mô hình kinh doanh đã được chứng minh trên toàn cầu.
Câu hỏi được đặt ra là, các nhà đầu tư tại Việt Nam liệu có nhanh chân đón đầu làn sóng "máy giặt công nghệ" trước khi thị trường này trở nên đông đúc và cạnh tranh khốc liệt hay không?
Alliance Laundry Systems (ALS) được thành lập vào năm 1908, là nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong lĩnh vực máy chuyên dụng cho các cửa hàng tự giặt sấy qua hơn 1.000 nhà phân phối tại hơn 140 quốc gia trên toàn cầu, bao gồm cả Thái Lan. Hơn trăm năm trong ngành, ALS đã xây dựng được mạng lưới hỗ trợ vững chắc cho các đối tác phân phối và chủ đầu tư, bao gồm giải pháp sáng tạo, máy móc tối tân và dịch vụ chuyên nghiệp. Trở thành nhà đầu tư ngay hôm nay https://bit.ly/4cj5Pk6