Đi bộ nhanh hay chậm giúp kéo dài tuổi thọ hơn? 6 sai lầm cần tránh để không phản tác dụng

(Tổ Quốc) - Sự chênh lệch về tuổi thọ của người thường xuyên đi bộ nhanh và người thường đi bộ chậm có thể lên đến 15 năm.


Trong cả cuộc đời, ai cũng cần phải đi bộ rất nhiều, người trẻ thì bước dài, đi nhanh còn người già thì lại đi chậm rãi. Mặc dù những điều này là quy luật rất bình thường, nhưng trên thực tế, tư thế đi bộ đôi khi có thể phản ánh sức khỏe của một người. Trong cuộc sống, có người đi bộ nhanh, có người đi bộ chậm, vậy cái nào giúp ta sống thọ hơn?

Đi bộ nhanh hay chậm, cái nào giúp ta sống lâu hơn?

Tốc độ đi bộ cũng phản ánh một số thông tin về tình hình sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với 904 người sau độ tuổi trung niên và phát hiện ra rằng, với những người đi bộ nhanh, các chức năng cơ thể của họ bị lão hóa nhanh hơn. Sự chênh lệch về tuổi thọ của hai đối tượng này có thể lên đến 15 năm.

Đi bộ nhanh hay chậm giúp kéo dài tuổi thọ hơn? 6 sai lầm cần tránh để không phản tác dụng  - Ảnh 1.

Tuy nhiên, theo khảo sát của những nhà nghiên cứu người Anh, những người đi bộ chậm có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong do bệnh tim cao hơn. Vì vậy những người đi bộ nhanh thường sống lâu hơn.

Lựa chọn giày đi bộ đúng chuẩn

Các loại giày đi bộ được bày bán phổ biến trên thị trường đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giày đi bộ không phải càng mềm mại, chống trơn hiệu quả thì đều là loại tốt. Bởi nếu giày quá mềm thì sẽ khiến cho cơ thể không ổn định, đi đứng không vững, dẫn đến việc họ dễ dàng bị ngã khi vận động.

Chính vì vậy, những đôi giày có khả năng chống trơn trượt quá mức cũng có thể phản tác dụng, vì vậy hãy chú ý hơn trong lựa chọn giày đi bộ.

Kiến nghị khi mua giày đi bộnên chọn một số loại giày thể thao có độ thông thoáng tốt, gót giày phải cứng và các bộ phận khác phải mềm, linh hoạt khi cử động.

Người già khi đi bộ cần tránh 6 hiểu lầm sau đây

Dù già hay trẻ, đi bộ vừa phải là cách tập thể dục tương đối tốt cho sức khỏe, không những giúp ta giảm cân mà còn giữ dáng. Tuy nhiên, khi đi bộ phải tránh 5 sai lầm sau đây:

    1. Đi bộ hình chữ bát

Tư thế đi đứng của cũng rất quan trọng. Nếu đi sai tư thế trong một thời gian dài, ví dụ như bước đi hình chữ bát rất dễ dẫn đến tình trạng gối và khớp bị mòn, mỏi quá mức. Vì vậy cần hết sức chú ý để không mắc phải sai lầm này.

2. Đi quá nhanh

Nhiều người nghĩ rằng đi bộ nhanh thì tốt hơn, nhưng thực tế thì người cao tuổi không thích hợp với cường độ đi bộ quá mức, nên khống chế sải chân đi bộ của người cao tuổi trong vòng 60 cm và không quá 60 bước / phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đi bộ nhanh hay chậm giúp kéo dài tuổi thọ hơn? 6 sai lầm cần tránh để không phản tác dụng  - Ảnh 2.

3. Xoay cánh tay

Xoay cánh tay khi đi bộ không phải là một tư thế tốt, không nên vặn tay khi đi bộ. Thay vào đó, bạn nên cố gắng để cơ thể thoải mái và tự nhiên nhất có thể. Điều này vừa giúp bạn thư giãn tinh thần, vừa có thể nâng cao hiệu quả vận động.

4. Mang vác vật nặng khi đi bộ

Đi bộ vác vật nặng như tạ dễ làm tăng gánh nặng cho đầu gối, rất có hại cho xương khớp, nhất là những người ở độ tuổi trung niên và người già. Vì vậy, chúng ta cần chú ý để tránh sai lầm này.

Đi bộ nhanh hay chậm giúp kéo dài tuổi thọ hơn? 6 sai lầm cần tránh để không phản tác dụng  - Ảnh 3.

5. Không khởi động trước khi đi và dừng lại đột ngột

Nhiều người cao tuổi muốn nhanh chóng tập thể dục vì mục đích rèn luyện sức khỏe, chính vì thế mà vội vàng, không khởi động kỹ trước khi đi bộ. Điều này khiến cho cơ thể chỉ vận động được một lúc đã phải dừng tập bởi quá mệt mỏi.

Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích vì nó không đem lại hiệu quả, ngược lại còn dễ dẫn đến tổn thương cơ thể. Kiến nghị bạn nên khởi động kỹ trước khi đi bộ và thực hiện các động tác vận động thích hợp để giãn cơ sau khi đi bộ xong.

6. Đi bộ ngay sau khi ăn quá no

Nếu sau khi ăn no, bạn đi bộ hoặc có những vận động khác, các cơ quan vận động sẽ giành giật lượng cung cấp huyết dịch với dạ dày và ruột, làm cho việc tiêu hoá thức ăn bị ảnh hưởng. Đi đường càng nhiều, đi càng nhanh, vận động càng mạnh mẽ thì ảnh hưởng đến công năng tiêu hoá càng lớn. Nếu tình hình này xảy ra liên tục trong thời gian dài, bạn sẽ bị bệnh ở hệ thống tiêu hoá.

Đi bộ sau khi ăn càng nguy hiểm với người già. Ở họ, công năng của tim bị suy thoái, huyết quản đã xơ cứng, huyết quản, công năng điều tiết huyết áp giảm nên sau khi ăn dễ bị tụt huyết áp. Nếu người già vận động ngay sau ăn thì dễ xuất hiện hôn quyết (bỗng nhiên ngã ra, tay chân lạnh giá, mê man không biết gì) hoặc chóng mặt dẫn đến bị ngã.

Nguồn Aboluowang

Đi bộ nhanh hay chậm giúp kéo dài tuổi thọ hơn? 6 sai lầm cần tránh để không phản tác dụng  - Ảnh 4.

Hoàng Lan

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới