Điều gì tạo nên "môi trường làm việc trong mơ"?

Trong bối cảnh mô hình làm việc kết hợp đã trở thành xu hướng tất yếu, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì kết nối và hiệu suất công việc nếu ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả song song với việc tạo ra một nền văn hóa hòa nhập. Đó chính là câu chuyện đã và đang diễn ra ở Cisco.

 

Điều gì tạo nên "môi trường làm việc trong mơ"? - Ảnh 1.

Một nền văn hóa có độ tin cậy cao và khác biệt

Cisco Việt Nam vừa được xếp hạng Nhất trong bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023 của Great Place to Work – tổ chức toàn cầu về văn hóa nơi làm việc. 98% nhân viên cho biết đây là một nơi tuyệt vời để làm việc, cao hơn nhiều so với mức trung bình (53%) của một công ty toàn cầu điển hình. Lần thứ hai liên tiếp đạt được chứng nhận này đã cho thấy sự đánh giá cao của các thành viên công ty về môi trường làm việc, cơ hội nghề nghiệp và những điều khiến họ gắn bó với Cisco. Theo Great Place to Work, hai nhân tố góp phần cho thành công của Cisco Việt Nam là trải nghiệm toàn diện của nhân viên và "văn hoá ý thức".

Điều gì tạo nên "môi trường làm việc trong mơ"? - Ảnh 2.

Điều gì tạo nên "môi trường làm việc trong mơ"? - Ảnh 3.

Cisco Việt Nam tổ chức chương trình chạy bộ (tại Hà Nội) và đạp xe (tại TP. HCM) năm 2022 để quyên góp tiền cho Operation Smile Việt Nam

Với ưu thế của một doanh nghiệp công nghệ, Cisco đã sử dụng công nghệ đa chức năng để giải quyết các luồng công việc, tương tác đội nhóm,… cũng như tạo ra nền văn hóa hòa nhập giúp nhân viên duy trì tinh thần đoàn kết, cộng tác hiệu quả và đạt hiệu suất cao.

Một môi trường không bao giờ "disconnect"

Theo bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam, Lào và Campuchia, sự thành công của Làm việc kết hợp (Hybrid work) dựa trên tính linh hoạt và năng suất. Nhận được sự hỗ trợ cao về công nghệ và thiết bị, tại Cisco, tất cả nhân viên đều có quyền làm việc tại nhà bất cứ khi nào.

"Chúng tôi hiểu rằng các nhân viên đang đảm đương nhiều trọng trách tại nhà, vì vậy chúng tôi luôn duy trì văn hóa làm việc linh hoạt. Đó là nền văn hóa được xây dựng trong nhiều thập kỷ dựa trên sự tin tưởng ngầm mà chúng tôi dành cho nhau để cống hiến hết mình cho dù đang làm việc từ đâu. Bên cạnh đó, là một phần của chúng tôi đã đưa ra một số sáng kiến về nhân sự để bắt kịp với sự thay đổi kỳ vọng của nhân viên và nâng cao phúc lợi của họ..."

Một ví dụ điển hình là sáng kiến "A Day for Me", một ngày nghỉ theo kế hoạch của toàn công ty để tất cả nhân viên thực sự thoát khỏi công việc, theo đuổi sở thích cá nhân hoặc tận hưởng thời gian bên người thân yêu. Sáng kiến này diễn ra vào cao điểm đại dịch Covid-19 nhằm nâng cao sức khỏe, giúp nhân viên giải toả mệt mỏi tinh thần trong bối cảnh những căng thẳng mà đại dịch và sự phát triển của văn hóa làm việc từ xa gây ra.

"Tại Cisco, chúng tôi có những hình thức linh hoạt để không ai bị "disconnect" với đồng nghiệp và công ty, chẳng hạn như các buổi trao đổi hàng tuần với nhân viên để lãnh đạo hiểu rõ hơn và có thể giúp nhân viên giải quyết bất kỳ thách thức nào mà họ gặp phải…" – bà Thủy cho biết – "Ngoài ra, chúng tôi cũng sắp xếp các buổi thảo luận với chuyên gia về những vấn đề ngoài công việc như sức khỏe tâm lý, cân bằng giữa sự nghiệp và vai trò làm cha mẹ…"

Bên cạnh đó, bà Thủy cũng cho biết, trong khi tỷ lệ phụ nữ của ngành kỹ thuật số thấp hơn đáng kể so với các ngành khác thì tại Việt Nam, số nữ giới gia nhập ngành này đang ngày càng tăng. Để đạt được sự đa dạng về giới trong doanh nghiệp, Cisco đã có các hình thức tôn vinh những người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong ngành và khuyến khích nhân viên công ty học hỏi từ thành công của họ. Ngày càng có nhiều phụ nữ năng động, có tư duy cầu tiến ở Việt Nam, những người không chỉ thành công trong lĩnh vực của riêng họ mà còn đi đầu, đưa ra các sáng kiến khiến phụ nữ và giới trẻ hào hứng hơn với kỹ thuật số.

Thêm vào đó, trong một môi trường đa dạng và hòa nhập như Cisco, không thể không nhắc đến vai trò của "văn hóa ý thức". Nó đòi hỏi toàn bộ đội ngũ nhân viên phải cư xử một cách đúng mực, tôn trọng, công bằng và bình đẳng với nhau. Điều này là những tiền đề để Cisco mở ra một tương lai toàn diện từ bên trong.

Điều này cũng được ông Anupam Trehan - Giám đốc cấp cao về Nhân sự & Cộng đồng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản và Trung Quốc đại lục của Cisco – khẳng định: "Khi hướng tới tương lai toàn diện, mục đích của chúng tôi là tiếp tục ưu tiên con người nhằm tạo ra một môi trường làm việc có sự tin tưởng cao, nơi tất cả mọi người đều cảm thấy được chào đón, tôn vinh và được trao quyền để tạo ra những giá trị to lớn".

Tin mới