Sau đại dịch COVID-19 và những tác động rõ rệt của việc chuyển đổi số sâu rộng trong toàn ngành y tế, ngành dược cũng đã nhận thấy những cơ hội phát triển mạnh mẽ từ việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ nhiều hơn.
Có thể lấy câu chuyện quá trình phát triển vaccine mRNA làm một ví dụ. Nếu như trung bình các công ty dược phải dành từ 10 đến 15 năm để phát triển, công nhận và tiếp thị một sản phẩm mới thì trong dịch COVID-19, tốc độ ra mắt vaccine cực kỳ nhanh chóng đã cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của số hóa trong việc đẩy nhanh các quy trình. Sự kiện quan trọng này đã thực sự khơi dậy mối quan tâm của ngành dược phẩm trong việc thực hiện chuyển đổi số.
Để hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số là quá trình tích hợp các công nghệ số vào tất cả các quy trình của doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động và mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Lấy ví dụ về câu chuyện về website thì nhu cầu sở hữu website để giới thiệu về công ty một cách ấn tượng, đồng thời có thể triển khai bán hàng trực tiếp trên đó một cách hiệu quả, là rất phổ biến hiện nay. Như đối với kinh doanh truyền thống quầy hàng hiện hữu để người dùng đến. Cùng với đó chúng ta sẽ phải quản lý kho hàng, mặt bằng địa điểm và tổ chức bộ máy bán hàng, nhân viên bán hàng, quầy kệ giao dịch v.v… Nhưng khi đưa quấy hàng lên môi trường số thì lại khác: Khi doanh nghiệp tiếp thị, truyền thông hay bán hàng trên website, họ sẽ phải bố trí quầy hàng như thế nào, đón tiếp khách hàng như thế nào và trình bày hàng hóa ra sao theo hành vi của khách hàng? Từ đó, bước đầu thu hút và gây ấn tượng với khách hàng.
Tiếp theo đó là tổ chức bộ máy nhân viên công nghệ hoặc đi thuê để phát triển website phù hợp với nhu cầu. Sau đó là triển khai hạ tầng công nghệ để website hoạt động được.
"Các doanh nghiệp khi xây dựng ứng dụng, website nhằm giới thiệu, bán sản phẩm tới khách hàng cần trang bị ít nhất hệ thống máy chủ và kết nối internet. Khi khách hàng xem thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, họ không đơn thuần tương tác với giao diện ứng dụng website mà thực chất đang gửi các yêu cầu về thông tin để hệ thống máy chủ "trả lời" hay phản hồi lại." - CEO Bizfly Cloud Nguyễn Việt Hùng, nhà cung cấp các giải pháp Cloud IT phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp chia sẻ.
Hạ tầng IT được hiểu là toàn bộ các tài nguyên tính toán, lưu trữ và kết nối internet.
Ngoài ra, có những phần mềm phục vụ cho quản lý hạ tầng. Ví dụ khi truyền tải video trên internet, việc phân phối video đến người dùng một cách tốt nhất sẽ dựa trên giải pháp CDN (content delivery network, hệ thống phân phối nội dung) giúp người xem có trải nghiệm chất lượng tốt, tốc độ mượt mà không bị giật lag hay chờ tải video.
Tối ưu hạ tầng IT giúp website hoạt động ổn định, tiết kiệm chi phí và không cần đầu tư nhiều công sức
Như vậy để website có thể vận hành trơn tru, ổn định thì hạ tầng IT đóng vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp dược khi muốn tận dụng và tối ưu kênh website để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp, năng động, theo kịp xu hướng và quảng bá tới khách hàng nhiều hơn, đồng thời gia tăng trải nghiệm khách hàng trên môi trường internet thì cũng cần đầu tư cho hạ tầng IT đầy đủ.
Có thể lấy câu chuyện của Vinphaco làm một ví dụ cụ thể. Là một doanh nghiệp năng động, dược phẩm Vipharco hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số với việc chú trọng nhiều hơn cho thương hiệu của mình trên môi trường online. Website cung cấp nhiều hình ảnh và video sống động, theo kịp xu hướng, giúp khách hàng có thể tìm hiểu dễ dàng hơn, thiết kế bắt mắt hơn và mang lại trải nghiệm tối ưu hơn mà không cần phải trực tiếp đến cửa hàng.
Để đảm bảo cho các hoạt động trên website luôn ổn định, khách hàng luôn có thể truy cập website bất kể thời gian nào, nội dung, hình ảnh và video luôn chạy mượt mà, thì sẽ cần phải đầu tư cho nhân sự kỹ thuật để thiết lập thêm hạ tầng IT hoặc nâng cấp chính hạ tầng IT đang có nếu chất lượng không đủ đảm bảo. Vinphaco đã lựa chọn triển khai hạ tầng máy chủ Cloud với gói sử dụng Cloud Server Basic/Premium phù hợp cho các nhu cầu vận hành và lượng truy cập/traffic của riêng mình. Website sau khi được triển khai lên hạ tầng Cloud thì luôn được đảm bảo về độ ổn định và độ mượt mà.
Ứng dụng cloud computing/điện toán đám mây (ĐTĐM) khi triển khai hạ tầng IT là một xu thế trên thế giới đã hơn chục năm nay. Sau thời gian giãn cách do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, cùng với chuyển đổi số thì hạ tầng IT Cloud cho đến nay vẫn được quan tâm và ứng dụng mạnh mẽ. Phương án triển khai hạ tầng phổ biến hiện nay là áp dụng Cloud first với những ứng dụng, phần mềm, công nghệ nào có thể triển khai được trên Cloud thì nên ưu tiên đưa lên Cloud và tận dụng nhiều lợi ích nổi bật của mô hình này, theo đại diện Bizfly Cloud chia sẻ.
Cloud cung cấp tính linh hoạt về chi phí hạ tầng khi giúp các công ty dược phẩm cắt giảm chi phí bằng cách loại bỏ nhu cầu đầu tư vào phần cứng cố định. Linh hoạt về quy mô với mở rộng và thu nhỏ nhanh chóng, phù hợp nhu cầu từng thời điểm. Cùng với đó là cắt giảm chi phí quản lý công nghệ của doanh nghiệp. Triển khai Cloud cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với việc tự quản trị một hệ thống hạ tầng nội bộ với nhiều thao tác được tự động, doanh nghiệp dược không có nhân sự chuyên trách vẫn có thể thiết lập một hạ tầng website đầy đủ, ổn định, sẵn sàng.
Độc giả quan tâm có thể trải nghiệm miễn phí và nhận thêm tới 20% thời gian sử dụng Bizfly Cloud Server tại đây.