Kinh tế suy thoái, sức mua sụt giảm, doanh nghiệp phải áp dụng nhiều phương án để hạ giá thành sản phẩm, tối ưu chi phí cho các hoạt động quản lý, vận hành.
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính trong 4 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 21,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Kinh doanh khó khăn, 21,6 nghìn doanh nghiệp rời khỏi thị trường mỗi tháng.
Những con số này phần nào phản ánh mức độ cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên thị trường. Khi lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp vẫn neo ở mức cao, kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng giảm, để tồn tại, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm mọi chi phí song song với kế hoạch nâng cao hiệu suất công việc.
Tuy nhiên, việc sa thải nhân sự, thu hẹp quy mô hay giảm ngân sách marketing… nhằm giảm chi phí quản lý thường khó thực hiện được ngay mà không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi nhiều khoản phí từ các hoạt động cơ bản dù ít được chú ý nhưng lại tạo ra kết quả tức thì.
Tiết kiệm tối đa điện nước, văn phòng phẩm
Số lượng lẫn giá trị đơn hàng trong năm 2023 chỉ nhỉnh hơn một nửa của năm 2022, chị Lê Hồng, chủ một cơ sở kinh doanh tại Hà Nội, cho biết, từ đầu năm nay, đơn vị đã thực hiện nhiều hình thức tiết kiệm.
"Thay vì phải lên văn phòng trong tất cả các ngày làm việc trong tuần, nhân viên sẽ được làm việc online vào buổi sáng thứ 7. Các vị trí nhân sự không chính thức mặc định làm việc từ xa. Những ngày thời tiết mát mẻ, chúng tôi ưu tiên bật quạt và mở cửa sổ hơn là sử dụng điều hòa. Ngoài ra, các thiết bị chiếu sáng cũ, tiêu tốn nhiều điện năng cũng được thay bằng đèn LED thế hệ mới", nữ Giám đốc nói.
Nhiều doanh nghiệp linh hoạt cho nhân viên làm việc từ xa để tiết giảm chi phí.
Theo chị Minh Ngọc – phụ trách Hành chính nhân sự của một công ty, các khoản chi thường xuyên như điện nước, văn phòng phẩm so với chi phí thuê mặt bằng hay lương nhân viên thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhưng khi tính cả một năm, con số này lại khá lớn.
Hiện tại, công ty của chị Ngọc đã quán triệt số lượng giấy bút, sổ viết mỗi tháng cho từng nhân viên chứ không cấp phát thoải mái như trước. Những gì có thể xử lý được bằng công nghệ, kể cả các loại đơn từ và hóa đơn cần có chữ ký, thì không cần phải in ra để tránh lãng phí. Nhờ đó, hóa đơn cho các vật dụng văn phòng của đơn vị này cũng giảm gần 3 triệu đồng.
Tối ưu chi phí từ gói cước Internet
Đối mặt với bài toán cân đối tài chính, anh Quang Nam - Giám đốc một đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị - cho rằng, bản chất của tối ưu chi phí không phải là cắt giảm mà là sử dụng số tiền bỏ ra một cách hiệu quả nhất để mang lại lợi ích lâu dài.
"Từ sau đại dịch, chúng tôi có thêm nhiều khách hàng châu Âu, Mỹ nên các cuộc họp, trao đổi online diễn ra thường xuyên. Công ty đã nâng cấp gói Internet Viettel từ PRO600 lên VIP500 để việc kết nối quốc tế được duy trì liên tục, không bị gián đoạn. Mặc dù chi phí Internet cao hơn một chút nhưng bù lại, chúng tôi phục vụ khách hàng nhanh hơn, có thêm nhiều hợp đồng hơn nên doanh thu cũng tăng lên đáng kể", anh Nam cho hay.
Trong khi đó, để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại, công ty của chị Lê Hồng hiện chỉ dùng gói Internet Viettel PRO300 - cước phí thấp hơn gói cũ nhưng vẫn đảm bảo tốc độ đường truyền: "Công ty cũng thanh toán cước của 6 tháng để được giảm nhiều hơn. Tổng các khoản tiết kiệm được từ các hoạt động cơ bản sẽ sử dụng để thưởng ‘nóng’ hay tổ chức những bữa liên hoan nhỏ cuối tháng cho nhân viên. Một công đôi việc, vừa khuyến khích nhân viên thực hành tiết kiệm, vừa gia tăng phúc lợi cho họ."
Đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, Viettel Telecom cung cấp nhiều gói cước Internet tốc độ cao, chất lượng ổn định cùng chi phí hợp lý. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm Tập đoàn Viettel tròn 35 năm tuổi, Viettel triển khai chương trình tri ân khách hàng đồng hành với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Cụ thể, từ nay đến hết tháng 6/2024, khách hàng đang sử dụng dịch vụ internet của Viettel có cơ hội được nhận từ 1.000 điểm đến 35.000 điểm khi nâng cấp lên các gói cước Mesh wifi (gói cước kèm giải pháp mở rộng vùng phủ wifi); khi tham gia đóng cước trước (6 tháng, 12 tháng) hoặc trải nghiệm các tính năng trên ứng dụng My Viettel như Quản lý modem, Tra cứu cước… Khách hàng hòa mạng mới sẽ được tặng từ 10.000 đến 35.000 điểm (tùy theo gói cước khách hàng đăng ký).
Ngoài ra, đảm bảo 100% khách hàng đều có quà, Viettel còn dành tặng vô số ưu đãi khác như khuyến mãi 35% giá trị thẻ nạp, tặng đến 35.000 điểm Viettel++, giảm 35% gói lưu trữ Cloud, chỉ 35.000 đồng/tuần được thoải mái thiết kế các ưu đãi thoại/data/các dịch vụ giá trị gia tăng trên My Viettel…
Bằng việc thiết kế các gói cước riêng cho từng nhóm khách hàng, Viettel tự hào khi góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, giảm bớt gánh nặng tài chính trong giai đoạn khó khăn.