(Tổ Quốc) - Uống 3 loại nước này còn làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn cả đồ ngọt, người bị tiểu đường cần đặc biệt lưu ý.
Nước là nguồn sống của con người, nếu không uống nước mỗi ngày thì các hoạt động sinh lý của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một người trưởng thành cần tiêu thụ khoảng 1000 đến 1500 ml nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt.
Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều ý kiến khác nhau về việc uống nước, có người cho rằng không nên uống nước buổi tối, uống nước sau 11 giờ đêm sẽ làm tăng lượng đường trong máu, bệnh nhân có đường huyết cao phải tránh uống nước vào ban đêm.
Điều này có thực sự đúng ?
Người có đường huyết cao có nên uống nước vào buổi tối ?
Đối với người bình thường thì việc uống nước buổi tối là cần thiết, chỉ cần không uống quá nhiều nước sẽ không hại thận và ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Trong trường hợp thời tiết nóng nực, cơ thể đổ mồ hôi nhiều và mất nước nhanh chóng thì việc bổ sung nước cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Vì nếu để cơ thể trong trại thái thiếu nước quá lâu sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)
Nhiều người không dám uống nước vào buổi tối vì sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sợ uống quá nhiều nước sẽ khó ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn uống ít nước nhưng nửa đêm khát nước mới uống thì vẫn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, không phải là bạn không được uống nước vào buổi tối mà bạn nên hình thành thói quen uống nước lành mạnh.
Đối với những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao, việc uống nước buổi tối đúng cách không những không khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn mà ngược lại còn giúp làm loãng độ nhớt của máu, rất có ích cho việc hạ đường huyết.
Trên thực tế, người có lượng đường trong máu cao có thể uống một ít nước lọc vào buổi tối. Tuy nhiên, họ tuyệt đối không nên "đụng" vào 3 loại nước sau đây:
1. Rượu
Nhiều người nghĩ rằng uống một lượng rượu nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, khơi thông các chất cặn bã, giúp duy trì sức khỏe.
Thế nhưng, lầm tưởng tai hại này gây hại sẽ khiến cho cơ thể phải trả giá nếu phạm phải, đặc biệt là người bị tiểu đường. Bởi, sau khi rượu vào cơ thể sẽ làm tăng gánh nặng giải độc cho gan, gây hại cho sức khỏe mạch máu, khiến đường huyết tăng cao. Những người có đường huyết cao không được đụng đến loại đồ uống này vào ban đêm, nếu không sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Nước trái cây
Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)
Trái cây rất giàu chất xơ, nhưng một khi được xay thành nước, chất xơ sẽ bị mất đi. Nước ép trái cây hay nước ép rau củ đều được chế biến dạng lỏng, vì vậy thời gian hấp thụ nhanh hơn và phản ứng đường huyết cũng nhanh hơn, không tốt cho tình trạng bệnh.
Trường hợp bệnh nhân tiểu đường muốn ăn trái cây, không nên chế biến thành nước ép mà nên ăn nguyên quả. Ăn theo cách này sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn, cũng tốt cho sức khoẻ hơn.
3. Đồ uống có ga
Ảnh minh hoạ ( Nguồn: Internet)
Mặc dù nước đun sôi có lợi cho sức khỏe nhưng nó có vị nhạt và kém ngon hơn nhiều so với đồ uống có ga. Tuy nhiên, uống nước có ga lâu ngày dễ dẫn đến tích mỡ trong cơ thể. Trên thực tế, ngoài việc khiến cơ thể béo lên, nó còn gây ra những mối đe dọa khác đối với sức khỏe.
Đồ uống có ga chứa nhiều đường, người có đường huyết cao uống vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết. Hơn nữa, đồ uống có ga còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và gây hại cho sức khỏe của xương. Do vậy, người bình thường cũng chỉ nên uống một lượng ít.
Tóm lại, bệnh nhân có đường huyết cao chỉ nên uống nước buổi tối. Việc bổ sung nước với lượng vừa đủ vừa giúp duy trì sự ổn định của đường huyết, vừa có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài sớm nhất.
( Theo Toutiao)
Ánh Lê