Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng trên 5.100 loài cây dược liệu. Với nguồn dược liệu này, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế.
Nhìn nhận được lợi thế này, với mong muốn gìn giữ và bảo tồn giá trị y học cổ truyền, nâng tầm dược liệu Việt, Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam (Vietmec) đã phát triển những vùng trồng nguyên liệu sạch, xây dựng nhà máy chế biến công nghệ cao, quy trình sản xuất khép kín hoàn toàn và hình thành hệ thống nhà thuốc để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng mà không phải qua bất kì đơn vị trung gian nào.
Bộ Công Thương xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu dược liệu Việt Nam
Ngày 28/9/2023, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan thương vụ tại nước ngoài tháng 9/2023 với chủ đề "Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu".
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, trên bản đồ dược liệu thế giới, Việt Nam được đánh giá có nguồn dược liệu đa dạng; tỷ lệ dược liệu tự nhiên quý hiếm vẫn còn khá phong phú.
Theo ông Phú, các mặt hàng, sản phẩm từ quế hồi và cây dược liệu đang ngày càng được quan tâm và mở rộng thị trường xuất khẩu do những thay đổi trong nhận thức, quan điểm và thị hiếu của người tiêu dùng với lối sống xanh, sạch, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tăng miễn dịch.
Tuy nhiên, một trong những lý do dược liệu Việt Nam mới chiếm thị phần rất nhỏ trên tổng doanh thu thị trường dược liệu toàn cầu là phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô.
Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như: quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe... vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Đại biểu tham gia hội nghị kiến nghị Nhà nước, địa phương cần đảm bảo vùng nguyên liệu, trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ; tăng cường liên kết doanh nghiệp-nông dân-cơ quan quản lý, nâng cao hàm lượng tinh chế sản phẩm. Để Việt Nam tham gia, cạnh tranh với thị trường dược liệu toàn cầu, cần sự đầu tư đồng bộ từ việc mở rộng quy mô, phát triển các vùng trồng dược liệu đến việc ứng dụng khoa học-công nghệ bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm…
Vietmec - Tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu Dược liệu Việt một cách bài bản
Nhìn nhận được điểm mạnh – yếu của thị trường dược liệu, với mong muốn nâng tầm dược liệu Việt, Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam (Vietmec) tiên phong phát triển chuỗi dược liệu sạch trên nền khoa học hiện đại. Vietmec không ngừng đầu tư và xây dựng hệ thống quy trình khép kín từ vùng trồng nguyên liệu sạch chuẩn GACP đến nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP - WHO.
Nhà máy sản xuất thuốc y học cổ truyền Vietmec là một trong những nhà máy tiên phong tại Việt Nam, với đặc thù chuyên chế biến và bào chế dược liệu thành vị thuốc y học cổ truyền, chiết xuất và cô áp suất giảm, sấy phun sương trên hệ thống tích hợp các thiết bị hiện đại và quy trình công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra gần 300 loại bột hòa tan của các vị thuốc y học cổ truyền và dược liệu.
Cho đến nay, Vietmec đã xây dựng thành công gần 20 vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP - WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới) đã và đang triển khai thực hiện trồng gần 50ha dược liệu tại Phú Thọ.
Dươc liệu sau khi thu hoạch được đưa đến nhà máy chế biến công nghệ cao. Quá trình tạo sản phẩm được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đồng thời có sự tham vấn của các bác sỹ, lương y nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, dược liệu do Vietmec nuôi trồng, chế biến là dược liệu sạch, đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vietmec kiến tạo giá trị từ hệ sinh thái vững bền
Mong muốn xây dựng và phát triển hệ sinh thái bền vững, Vietmec luôn chú trọng tạo dựng và kiến tạo nguồn đất, nguồn giống cây trồng và nguồn nhân sự ổn định, chất lượng cao cho cho các tỉnh thành có vùng trồng dược liệu tự chủ của Công ty.
Hiện nay, Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam đã được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận các vùng trồng đạt chuẩn GACP - WHO để từ đó nâng tầm thương hiệu Dược Liệu Việt Nam, cung cấp nguồn dược liệu sạch, đảm bảo về chất lượng, ổn định về sản lượng, cung cấp đến các đối tác trong nước và nước ngoài.
Vietmec đã và đang triển khai các vùng trồng dược liệu với quy mô lớn từ Bắc vào Nam, đặc biệt tập trung tại các tỉnh có nguồn tài nguyên đất đai, sinh vật phong phú như: Phú Thọ, Lào Cai, Ba Vì (Hà Nội), Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng… để có thể thu hái được những loại dược liêu quý bản địa Việt Nam và lưu giữ được dược tính quý giá phục vụ cho việc điều trị, cải thiện sức khoẻ của người dùng.
Ngoài việc đảm bảo vùng trồng dược liệu sạch, nhà máy chế biến công nghệ cao, Vietmec còn tập trung phát triển đội ngũ R&D chuyên sâu, không ngừng trau dồi kiến thức và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu để sáng chế ra những sản phẩm mới đạt hiệu quả cao trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những kim chỉ nam hoạt động của Dược liệu Việt Nam.
Trải qua nhiều năm kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ, Vietmec đã nhận được nhiều trái ngọt khi ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng và được các thầy thuốc chuyên môn đánh giá cao. Nhờ vậy, Dược liệu Việt Nam càng thêm tự tin và vững bước trên con đường nâng tầm dược liệu Việt.