Biến rác thải thời trang thành thiết kế gây sốt, đưa chúng thành nguồn cảm hứng thay đổi thói quen tiêu thụ và chăm sóc quần áo, hạn chế thải bỏ - Đây chính là cách bảo vệ môi trường hiệu quả và đầy sáng tạo từ Electrolux.
Rác thải thời trang và những con số gây ám ảnh
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, ngành thời trang đang đứng thứ 2 trong những nền công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới, chỉ sau dầu mỏ.
Bạn có tin rằng 90% trang phục bị vứt bỏ chỉ sau một vài lần sử dụng? Chỉ có chưa đầy 1% đồ cũ được làm thành hàng may mặc mới. Trung bình mỗi năm, có khoảng 39.000 tấn quần áo phế thải "gia nhập" vào nghĩa địa thời trang lớn nhất thế giới ở sa mạc Atacama. Và số lượng trang phục, đáng buồn thay, lại tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm.
Ngành công nghiệp này tiêu thụ nhiều nước thứ 2 trên thế giới và chiếm tới 8-10% lượng CO2 phát thải. Cùng với xu hướng thời trang nhanh, khi chúng ta mua càng nhiều trang phục, thúc đẩy sản xuất của ngành thì môi trường càng bị đe dọa.
Bên cạnh lối mua sắm hoang phí, việc chăm sóc trang phục cũng là nguyên nhân đáng chú ý. Do những thói quen giặt giũ lỗi thời, kém hiệu quả, tuổi thọ của quần áo ngày càng giảm, khiến lượng rác thải may mặc ngày càng tăng, tương tự với lượng nước thải và CO2 từ các thiết bị giặt, sấy. Các thống kê thực tế cho thấy, có tới khoảng 25% lượng CO2 thải ra từ quần áo đến từ chính cách chúng ta chăm sóc chúng.
Nói cách khác, chính chúng ta - những người tiêu dùng cũng không hề vô can. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiêu thụ và chăm sóc trang phục bền vững hơn để giải quyết vấn đề từ gốc rễ.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, làm thế nào để lan tỏa nhận thức hiệu quả nhất trên diện rộng? Electrolux - thương hiệu gia dụng đi đầu toàn cầu trong các giải pháp tăng tính bền vững cho trang phục đã tìm ra giải pháp vô cùng sáng tạo cho vấn đề này, từ chính rác thải may mặc.
Đưa rác thải may mặc lên sàn diễn thời trang - Chiến dịch thay đổi nhận thức đầy ấn tượng từ Electrolux và Rave Review
Trong chiến dịch "Break the Pattern" (Phá Vỡ Giới Hạn) mới đây, Electrolux đã "gây bão" MXH khi tung ra BST thời trang tái chế với nguyên liệu chính là… rác thải may mặc từ "nghĩa địa thời trang" ở Atacama, kết hợp với 2 nhà thiết kế Josephine Bergqvist và Livia Schück từ thương hiệu Rave Review đình đám.
Rave Review vốn nổi tiếng với những BST theo xu hướng "up-cycled" (sử dụng những chi tiết, vải vóc thừa của một bộ đồ cũ để tạo nên thiết kế hoàn toàn mới). Nghe có vẻ lạ nhưng "up-cycled" cũng chính là cách ông bà, bố mẹ chúng ta gìn giữ tính bền vững của quần áo thời xưa. Trước kia, đồ cũ của bố mẹ thường được dùng để may đồ mới cho con cái. Thử nghĩ vui nếu thời trang nhanh xuất hiện ở thời xưa, dễ là nó sẽ thất bại.
Electrolux Hero Breakthepattern 100s 16x9 VN
Và ở hiện tại, "up-cycled" chính là yếu tố mới đang làm thay đổi nền thời trang, giải quyết được hậu quả của thời trang nhanh. Và BST thời trang "up-cycled" chính là đại diện cho giải pháp sử dụng quần áo bền vững hơn. Dám chắc rằng sau khi xem BST này, rất nhiều người trong chúng ta sẽ vô thức hình thành tư duy "giữ lại, sửa lại, tái chế" quần áo mỗi khi định vứt bỏ chúng. Bạn biết đấy, mọi thay đổi thường bắt đầu từ chính nhận thức đơn giản này.
Kết hợp với sự nổi tiếng của bộ đôi designer Rave Review, độ "viral" của BST này là điều không phải bàn cãi, từ đó lan tỏa thông điệp mạnh mẽ và hiệu quả trên diện rộng. Được biết, 2 nhà thiết kế của Rave Review từng xuất hiện trên Vogue, các tác phẩm của họ từng được diện bởi những ngôi sao Hollywood hàng đầu như Emma Watson và Kylie Jenner.
Electrolux - Chuyên gia giặt sấy và đi đầu trong các giải pháp tăng tính bền vững cho trang phục
Chỉ sau 2 ngày đăng tải, clip về chiến dịch Break the Pattern đã thu về hơn 600.000 lượt xem, các chủ đề liên quan cũng đang "gây bão" dư luận quốc tế. Electrolux đã thành công dùng chính rác thải may mặc để "cảnh tỉnh" người tiêu dùng, lan tỏa thông điệp về tính bền vững trong thời trang và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, BST không được bán để giữ trọn giá trị cốt lõi về cách tiêu thụ và chăm sóc trang phục bền vững. Đây cũng là tôn chỉ của Electrolux suốt bao năm qua - hướng đến các công nghệ chăm sóc quần áo thông minh, nhẹ nhàng mà vẫn giữ vững chất lượng vải. Bạn biết không, chỉ cần kéo dài tuổi thọ của trang phục thêm 9 tháng, bạn có thể giảm tới 20-30% tác động đến môi trường, nhờ giảm lượng nước sử dụng và lượng rác thải ra.
Bên cạnh đó, Electrolux còn đặt mục tiêu tăng gấp đôi tuổi thọ của quần áo và giảm 1 nửa tác động đến môi trường vào năm 2030. Bước đầu tiên là đưa ra những sản phẩm và công nghệ giặt sấy mới để hỗ trợ quá trình thực hiện. Và bước thứ hai, quan trọng và giúp kế hoạch này tăng tốc hơn cả chính là giúp người dùng toàn cầu nhận thức được giá trị của việc thay đổi thói quen tiêu thụ, chăm sóc quần áo đúng đắn hơn.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, một kế hoạch muốn thành công sẽ luôn cần "giải pháp" và "người thực hiện". Ở đây, Electrolux đóng vai trò như một "giải pháp" thông qua các công nghệ tiên tiến mới tích hợp trong dòng máy giặt và máy sấy UltimateCare 2022 (cảm biến kép AI thông minh, công nghệ Autodose, cảm biến DSense), giúp giảm thiểu tối đa lượng nước thải, chất tẩy rửa và mức nhiệt cần dùng mà vẫn đảm bảo độ sạch-bền của quần áo.
Còn người thực hiện, không ai khác ngoài chính chúng ta. Bên cạnh sự hỗ trợ từ công nghệ giặt-sấy, chúng ta còn có thể tăng tuổi thọ quần áo bằng việc hạn chế tần suất giặt, bán lại hay "up-cycled" đồ cũ, hoặc đầu tư vào những bộ đồ chất lượng cao.
Tóm lại, đừng để nguồn cảm hứng từ BST Atacama dừng lại ở hiện tại. Nhận thức cần đi đôi với hành động, hãy cùng nhau xây dựng những thói quen bền vững ngay từ bây giờ để cùng Electrolux bảo vệ "ngôi nhà chung" của chính mình và những thế hệ mai sau.
Tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc quần áo bền vững tại đây.
prlayout.cnnd.vn