F0 tự cách ly tại nhà thường chán ăn: Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tư vấn một phương pháp thiền để vừa giải tỏa tinh thần, vừa củng cố sức khỏe

(Tổ Quốc) - Do yếu tố tinh thần và dấu hiệu của nhiễm Covid mà người F0 thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Thấu hiểu vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải, PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ hữu ích giúp người bệnh khắc phục được vấn đề này.

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động đến đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Theo Bộ Y tế, Hà Nội hiện có gần 11.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó có gần 50% điều trị tại nhà và trạm y tế lưu động. 

Trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà là điều cần thiết. Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. 

Tuy nhiên, khi thực hiện điều trị bệnh tại nhà, do yếu tố tinh thần và dấu hiệu của nhiễm Covid mà người F0 thường mệt mỏi, có thể bị giảm vị giác, khứu giác nên sẽ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Vậy, khi mắc Covid-19, bệnh nhân cần làm gì để khắc phục tình trạng này và ăn ngon miệng hơn?

Để giải đáp vấn đề này, mới đây trong buổi giao lưu TRUYỀN HÌNH TRỰC TUYẾN: HƯỚNG DẪN F0 TỰ QUẢN LÝ, CHĂM SÓC TẠI NHÀ, PGS. TS. Hồ Thị Kim Thanh – Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ hữu ích dành cho những bệnh nhân gặp tình trạng chán ăn khi điều trị tại nhà.

F0 tự cách ly tại nhà thường chán ăn: Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tư vấn một phương pháp thiền để vừa giải tỏa tinh thần, vừa củng cố sức khỏe - Ảnh 1.

Theo bác sĩ Thanh, chán ăn rất thường gặp ở mọi bệnh không riêng COVID19. Tuy nhiên với người nhiễm COVID19 do bị cách ly ở một mình, cách ly tập trung hoặc ở cùng những người thân cũng đang mệt mỏi vì bệnh tạo nên tâm lý lo lắng, căng thẳng và chán ăn. Trong trường hợp này, Bác sĩ Thanh có đưa ra lời khuyên như sau:

"Trong các bữa ăn uống, chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn, chế biến các loại bữa ăn lỏng nhiều hơn. Uống thêm nước, nước cam, nước hoa quả, sinh tố, ăn các loại đồ ăn dễ ăn theo từng bữa nhỏ thì vẫn đảm bảo được năng lượng cần thiết cho cơ thế. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm khó tiêu trong những ngày bị bệnh."

F0 tự cách ly tại nhà thường chán ăn: Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tư vấn một phương pháp thiền để vừa giải tỏa tinh thần, vừa củng cố sức khỏe

Cụ thể, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như sau:

Giữ tâm lý thoải mái khi ăn

Chia nhỏ bữa ăn 4-6 bữa một ngày, không bỏ bữa

Nên ăn lỏng nhiều hơn, ví dụ như sữa, nước hoa quả, sinh tố…

Nếu không ăn được cơm thì thay thế bằng các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng như cháo thịt, sữa giàu năng lượng, ngũ cốc,…

Nên tránh các thực phẩm khó tiêu trong ngày bị bệnh

Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp trên, bác sĩ Thanh còn lưu ý bệnh nhân nên nhớ rằng tâm lý khi ăn là quan trọng nhất. 

Bệnh nhân không nên quá lo lắng về bệnh mà có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến tâm lý không tốt, chán nản, không muốn ăn uống. Điều đó rất có hại cho sức khỏe nhất là khi cơ thể đang bị nhiễm bệnh. Thay vào đó, người bệnh nên tập thiền, tập viết, vẽ, hay làm những điều mình thích để giảm bớt lo lắng và tích cực hơn. Khi có một tinh thần tốt, người bệnh cũng sẽ thoải mái thưởng thức các bữa ăn. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cùng ăn từ xa với người thân qua các ứng dụng như zalo, facetime để mỗi bữa ăn có người cùng bầu bạn, tạo không khí vui vẻ, người bệnh cũng sẽ ăn ngon miệng hơn.

F0 tự cách ly tại nhà thường chán ăn: Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tư vấn một phương pháp thiền để vừa giải tỏa tinh thần, vừa củng cố sức khỏe - Ảnh 3.

Đặc biệt, để có thể cải thiện cảm giác chán ăn và ăn ngon miệng hơn, bệnh nhân F0 nên áp dụng phương pháp "Thiền ăn" dưới đây:

Bước 1: Nhìn: Nhìn đĩa thức ăn và cảm nhận hình dạng nó trông giống hình ảnh vui nhộn gì?;

Bước 2: Nhắm mắt: nhắm mắt lại và tưởng tượng bữa ăn trong đầu, nghĩ đến người tạo ra món ăn, quy trình chế biến món ăn đó như thế nào ?

Bước 3: Ngửi: ngửi hương thơm tỏa ra từ món ăn và cảm nhận;

Bước 4: Chạm: đưa thức ăn chạm môi, sau đó đưa vào lưỡi và cảm giác vị trí thức ăn chạm vào;

Bước 5: Cắn: Bằng ý thức hãy cắn và cảm nhận vị ngon của món ăn;

Bước 6: Nhai và nuốt: Nhai và đếm nhẩm số lần trước khi nuốt. Nuốt từ từ để cảm nhận thức ăn đang di chuyển xuống dạ dày và cảm ơn người đã tạo ra món ăn đó cho bạn.

F0 tự cách ly tại nhà thường chán ăn: Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tư vấn một phương pháp thiền để vừa giải tỏa tinh thần, vừa củng cố sức khỏe - Ảnh 4.

Ánh Lê

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới