Game hóa hoạt động phát Voucher cho các nhà bán lẻ

Bên cạnh chiến lược cá nhân hóa thông điệp và tối ưu hóa trải nghiệm nhận voucher của khách hàng, các nhà bán lẻ (retailer) còn có thể nâng tầm giá trị của voucher phát ra, kích thích mong muốn đổi thưởng để mua hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng bằng cách "game hóa các hoạt động phát voucher".

 

Game hóa hoạt động phát Voucher cho các nhà bán lẻ - Ảnh 1.

Hiệu ứng khan hiếm

Các nhà bán lẻ phát hàng triệu voucher mỗi năm, thế nhưng có bao nhiêu đơn hàng được chuyển đổi? Nếu bạn thường xuyên nhận được voucher, bạn hào hứng sử dụng ngay hay nghĩ "voucher phát đại trà thế này cũng không mấy giá trị"?

Sự khan hiếm trong Marketing là hiện tượng tâm lý diễn ra khi khách hàng có mong muốn sở hữu một sản phẩm/ dịch vụ mà họ khó có cơ hội nhận được. Voucher được cho thường xuyên sẽ mất đi tính khan hiếm, khách hàng xem việc nhận voucher là hiển nhiên, đại trà. Hơn nữa, nếu khách hàng không phải bỏ công sức để nhận voucher, họ cũng không có động lực để sử dụng.

Hiệu ứng khan hiếm ứng dụng trong các chiến lược phát voucher nhằm nâng giá trị của voucher phát ra, thúc đẩy khách hàng tham gia, cạnh tranh để có được các ưu đãi giá trị và tận dụng ưu đãi ngay sau khi nhận được.

Với chiến lược game hóa trong hoạt động phát voucher, retailer không cho thẳng ưu đãi mà sẽ "thử thách" khách hàng bằng game, và voucher là phần thưởng mà khách hàng phải nỗ lực mới có được.

Gamifying the Voucher Drop Activities on Master Channel - game hóa hoạt động phát voucher trên Master Channel

Việc phát voucher thông qua game trên Master Channel là 1 sự kết hợp hoàn hảo cho doanh nghiệp bán lẻ.

Game hóa hoạt động phát Voucher cho các nhà bán lẻ - Ảnh 2.

Giá trị mang lại cho doanh nghiệp

Game được thiết kế theo câu chuyện của thương hiệu và mục tiêu của chiến dịch từ không gian cửa hàng ảo đến màu sắc, logo, biển hiệu,... giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn.

Game là nội dung hấp dẫn và có khả năng viral, giúp tăng tỷ lệ tương tác từ 3-5 lần: Một game thú vị sẽ thu hút một khách hàng, kết hợp với quy định thêm số lượt chơi bằng cách mời bạn bè, nhà bán lẻ sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng mới chỉ từ 1 khách hàng ban đầu.

Minh bạch dữ liệu: Khách hàng có thể tham gia mà không cần đăng nhập hay tải app. Dữ liệu được thu thập đầy đủ từ lúc tiếp cận đến lúc trả thưởng, mua hàng.

Tạo ra kênh tương tác 2 chiều: Doanh nghiệp có thể dễ dàng  xây dựng các kịch bản 100% tự động nhắc nhở sử dụng khuyến mãi, thúc đẩy mua hàng, chăm sóc khách hàng, loyalty,…

Cách thức triển khai

Thay vì gửi tin nhắn tặng voucher, nhãn hàng có thể gửi lời mời "chơi game nhận voucher" kèm link truy cập vào game. Với khách hàng mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, nhân viên bán hàng có thể mời quét mã QR để chơi game.

Game hóa hoạt động phát Voucher cho các nhà bán lẻ - Ảnh 3.

Lấy ví dụ một nhãn hàng thời trang Pango Fashion lựa chọn Zalo làm kênh Master Channel muốn đẩy mạnh doanh số cho tháng cuối cùng của Quý 3. Họ chọn một game rất cuốn hút là "Săn voucher" - AR Shooter được PangoCDP phát triển. Khách hàng cho phép truy cập camera, ngay lập tức màn hình sẽ hiển thị không gian thực, chạm vào màn hình để quăng lưới bắt lấy các voucher đang "bay". Càng chụp được nhiều voucher thì điểm số, thứ tự trên bảng xếp hạng càng cao.

Doanh nghiệp bán lẻ có thể thu hút khách hàng ở khắp mọi nơi trên nền tảng online chơi game này. Đây cũng là game giúp các cửa hàng bán lẻ điều hướng tập khách hàng đến mua tại một chi nhánh nhất định.

Game hóa hoạt động phát Voucher cho các nhà bán lẻ - Ảnh 4.

Quét mã QR hoặc nhấn vào đây để trải nghiệm game AR Shooter

Một doanh nghiệp phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp G triển khai chiến dịch chơi game AR Shooter offline tại cửa hàng trong làng Đại Học. Khách hàng đến chơi vào game bằng link đăng tải trên social media, lời mời qua tin nhắn trước đó hoặc quét QR tại cửa hàng.

Người chơi cạnh tranh, đến mốc thời gian quy định, voucher sẽ được gửi đến cho người chơi với giá trị ưu đãi tương ứng với thứ tự trên bảng xếp hạng. Khách hàng có thể sử dụng voucher để mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Chiến dịch giúp tăng doanh số bán hàng cho chi nhánh này, đồng thời làm giàu dữ liệu khách hàng tuổi từ 18 - 22.

Master Channel x PangoCDP: nhân tố đằng sau sự thành công của các chiến dịch game hóa hoạt động phát Voucher

Để triển khai thành công việc game hóa các hoạt động phát voucher trên Master Channel. Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh Master Channel phù hợp với tài nguyên sẵn có và mục tiêu lâu dài của mình.

"Gamifying the Voucher Drop Activities on Master Channel" tạo ra những ưu thế về dữ liệu. Việc hiểu hành vi khách hàng thông qua dữ liệu từ Master Channel giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược Marketing chính xác, hiệu quả hơn.

Khi đã nắm bắt được hành vi người dùng, doanh nghiệp cần một nơi hợp nhất dữ liệu để theo dõi xuyên suốt quá trình tương tác của người dùng. Nguồn dữ liệu này sau đó sẽ được phân nhóm tự động dựa trên nhu cầu và hành vi của từng khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các kịch bản tiếp cận và tương tác phù hợp.

Theo đó, nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện những công việc trên một cách tự động và tối ưu. Đồng thời, giúp cho thông điệp của thương hiệu được truyền tải đến đúng người, đúng thời điểm, cá nhân hoá dựa trên dữ liệu và đẩy mạnh hiệu quả.

Nếu bạn quan tâm đến chiến lược Gamifying the Voucher Drop Activities, kết nối với chúng tôi tại đây.

Tin mới