Gamification - Chiến lược tiếp cận khách hàng một cách trẻ trung của các ngân hàng

Gamification vốn đã xuất hiện từ lâu trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên mãi cho đến gần đây "game hóa" mới bắt đầu lan rộng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thực tế này xuất phát từ nhu cầu trẻ trung hóa cách tiếp cận để phù hợp với đối tượng khách hàng hiện đại.

 

Gamification - Chiến lược tiếp cận khách hàng một cách trẻ trung của các ngân hàng - Ảnh 1.

Trong thời kỳ chuyển đổi số, các ngân hàng và dịch vụ tài chính không chỉ cần công nghệ vượt trội nhưng cũng phải có cách tiếp cận "biến hóa" phù hợp với thị hiếu của thế hệ Y và Z (khách hàng chính và tiềm năng của ngân hàng số). Chính điều này đẩy nhanh quá trình ứng dụng Gamification vào chiến lược Marketing của ngành.

Vai trò của Gamification trong tài chính ngân hàng

Để chinh phục thế hệ Y và Z, Gamification trong tài chính ngân hàng được xem là chiến lược khôn ngoan. Theo nghiên cứu của Fortune Business Insight năm 2019, lĩnh vực ngân hàng đứng thứ ba trong thị phần ứng dụng Gamification (chỉ sau ngành bán lẻ và giáo dục), dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Lý do khiến các tổ chức tài chính ngân hàng trên khắp thế giới triển khai "game hóa" trong chiến lược quảng bá của mình là vì cách thức này truyền tải một hình ảnh tươi trẻ và hiện đại.

Mô hình PLB - PLB model chính là cách thức đưa trò chơi vào môi trường không game (non-gaming environment). Theo đó, PLB được viết tắt từ Point (điểm số), Leaderboards (bảng xếp hạng điểm số) và Badges (huy hiệu/phần thưởng), ngoài ra, P có thể là Progress - sự miêu tả quá trình thực hiện hoạt động. Thông qua PLB, "game hóa" tạo ra nhiều tác động tích cực về mặt cảm xúc. Thế hệ trẻ dễ dàng bị thu hút với những câu chuyện có ý nghĩa nhưng được truyền tải cách đơn giản thú vị và vui nhộn. Bằng việc ứng dụng Gamification, các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính phức tạp trở nên dễ hiểu, thân thiện và đi vào tâm trí khách hàng một cách tự nhiên.

Ngoài ra, Gamification còn giữ vai trò tạo tương tác một cách hiện đại. Không giống như những phương pháp truyền thống, "game hóa" nổi bật với các trò chơi nhiều điểm chạm. Qua đó, doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc thấu hiểu khách hàng và ngược lại, khách hàng cảm nhận sự gần gũi, thân thiện của thương hiệu. Những dữ liệu thu được từ hoạt động Gamification giúp đẩy nhanh quá trình cải tiến sản phẩm dịch vụ của các tổ chức tài chính và ngân hàng.

MB tiếp cận khách hàng một cách trẻ trung, thân thiện với chiến lược Gamification

Nắm bắt xu hướng trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ trẻ trung, hiện đại của khách hàng, Ngân hàng Quân Đội (MB) đã xây dựng chiến lược tiếp cận Gamification cực kỳ thành công. Chiến lược "game hóa" của MB mở đầu bằng việc cho ra mắt mascot ong vàng eMBee và ứng dụng nó vào nhiều hoạt động truyền thông. Từ năm 2018, gamification được ứng dụng mạnh mẽ bằng loạt trò chơi xuất hiện trên App MBBank như Săn Ong Vàng, Ong Tỷ Phú, Đấu Trường Tài Chính,… Khả năng tích hợp trò chơi tương tác với ứng dụng ngân hàng vào năm 2018 được xem là một bước đi đột phá về mặt công nghệ của MB. Chiến lược này đã góp phần củng cố vị thế tiên phong của MB trong khối ngân hàng số, đồng thời xây dựng hình ảnh một ngân hàng thân thiện và hiện đại trong mắt người dùng.

Gamification - Chiến lược tiếp cận khách hàng một cách trẻ trung của các ngân hàng - Ảnh 2.

Mascot Ong eMBee trong trò chơi Biệt Đội Ong Vàng trên App MBBank

Năm 2022, xu hướng "game hóa" tăng trưởng mạnh trên mạng xã hội, trở thành phương thức tăng tương tác rất tốt cho nhiều thương hiệu. Tiếp tục vai trò tiên phong trong khối ngân hàng số, fanpage MBBank cho ra mắt mini game "Cùng eMBee – Ta đi du hí". Loạt minigame lấy cốt truyện là chuyến hành trình trải nghiệm và kết nối khắp các tỉnh thành trên cả nước của ong eMBee.

Thông qua các tình huống gặp phải trong chuyến du ngoạn, MB đã khéo léo lòng ghép tính năng, dịch vụ của ngân hàng. Từ đó, minigame tạo cảm giác vừa tham gia một trò chơi trẻ trung năng động để mang về nhiều phần quà hấp dẫn vừa hiểu hơn về các sản phẩm của MB phục vụ đa dạng nhu cầu tài chính.

Gamification - Chiến lược tiếp cận khách hàng một cách trẻ trung của các ngân hàng - Ảnh 3.

Minigame "Cùng eMBee - Ta đi du hí" thuộc chiến lược Gamification của MB

Không chỉ là chuỗi minigame 10 số, "Cùng eMBee - Ta đi du hí" sẽ có thêm một livestream game hứa hẹn mang đến nhiều quà tặng bất ngờ. Phương pháp kết hợp giữa chuỗi trò chơi và livestream chưa được ứng dụng rộng rãi nhưng hiệu quả được dự đoán ở mức cao nhờ khả năng tương tác tốt.

Bằng việc triển khai Gamification từ sớm, MB đã xây dựng hình ảnh một ngân hàng trẻ trung, năng động và hiện đại trong cái nhìn của Gen Y và Gen Z. Đây thực sự là chiến lược hữu hiệu giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính truyền thông hiệu quả.

Hiện tại, chuỗi game vẫn đang được triển khai trên fanpage MBBank. Truy cập ngay https://www.facebook.com/VietnamMBBank để cùng ong vàng eMBee khám phá các tỉnh thành Việt Nam và thu thập các quà tặng hấp dẫn.

Tin Cùng Chuyên Mục
“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

Sơn Tiên – biểu tượng mới của ngành du lịch giải trí Việt Nam, đã và đang tạo nên sự khác biệt nhờ sự kết hợp giữa văn hóa, giải trí, và tâm linh. Với sự phát triển từ thương hiệu Suối Tiên, nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng cho mọi du khách, sẽ mang đến những trải nghiệm thật khác trong mùa tết năm nay.
Tin mới