Giảng đường doanh nghiệp: Giải pháp đột phá đào tạo đại học

Trường Đại học Nguyễn Trãi là một trong những trường tiên phong hợp tác doanh nghiệp triển khai "chương trình đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp", mang lại lợi ích thiết thực cho nhà trường, sinh viên và doanh nghiệp.
Giảng đường doanh nghiệp: Giải pháp đột phá đào tạo đại học - Ảnh 1.

Hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp là một xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và chuyển đổi số toàn diện hiện nay. Bên cạnh sáng tạo tri thức thì sứ mệnh của Trường đại học là đào tạo nguồn nhân lực và doanh nghiệp là nơi sử dụng lao động để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, việc kết hợp giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

Mô hình đào tạo đột phá, "Cái bắt tay lớn" của Nhà trường - Sinh viên - Doanh nghiệp

Điểm đặc biệt của mô hình này là sự hợp tác toàn diện giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, cụ thể Doanh nghiệp tham gia vào cả 3 khâu quan trọng: Tham gia xây dựng xây dựng chương trình đào tạo; giảng dạy, huấn luyện các học phần thực hành; trao cơ hội thực tập, trải nghiệm các dự án thực tiễn và tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp. Từ đó hình thành khái niệm giảng đường mới "Giảng đường doanh nghiệp" trong trường đại học.

Điều này giúp Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc đào tạo lại nhân sự, chủ động được nguồn nhân lực cho các kế hoạch tương lai. Đồng thời thể hiện trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

Giảng đường doanh nghiệp: Giải pháp đột phá đào tạo đại học - Ảnh 1.

Mr Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - Korcham (bên trái) trao chứng nhận NTU là thành viên Hiệp hội cho TS, Nguyễn Tiến Luận – Hiệu trưởng

Khi được tham gia vào môi trường làm việc thực tế, sinh viên hiểu hơn về các yêu cầu và kỳ vọng của doanh nghiệp đối với các vị trí việc làm, đòi hỏi sinh viên không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng ngày càng cao.

Cơ hội để các Trường đại học có thể cập nhật chương trình đào tạo và giáo trình để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo rằng sinh viên được trang bị những kỹ năng và kiến thức thiết thực. Thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp trong Trường, mà doanh nghiệp chính là người đồng hành và đầu tư thúc đẩy các hoạt động này phát triển mạnh mẽ.

Bà Phạm Thị Nhung – Giám đốc Điều hành VMO Academy thuộc tập đoàn VMO chia sẻ: "VMO Academy sẵn sàng hợp tác cùng Trường Đại học Nguyễn Trãi, là giảng đường doanh nghiệp cho sinh viên thực tập từ năm nhất, được tham gia vào các dự án lớn".

Giảng đường doanh nghiệp: Giải pháp đột phá đào tạo đại học - Ảnh 2.

Sinh viên học tập tại giảng đường doanh nghiệp VMO Holdings

Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) với hệ thống +100 Giảng đường doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Hiện nay, Nhà trường đã triển khai ký kết hợp tác triển khai chương trình đào tạo định hướng ứng dụng nghề nghiệp tại các tập đoàn, công ty lớn như: LG Display, Sapo, VMO Holding, Flamingo, Khách sạn JW Marriot, Khách sạn Melia Hà Nội, VSIP Bắc Ninh, INNO, Misa, Fast, BIDV, Tien phong Bank…Năm 2018, NTU trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) với hơn 10.000 thành viên, vai trò là đơn vị đào tạo và cung ứng nhân lực, với chỉ tiêu tuyển dụng hàng chục ngàn nhân sự một năm.

Giảng đường doanh nghiệp: Giải pháp đột phá đào tạo đại học - Ảnh 3.

Sinh viên CNTT được học tập cùng chuyên gia tại giảng đường doanh nghiệp – Công ty công nghệ Sapo

Nhà trường phát triển hệ thống "Giảng đường doanh nghiệp quốc tế" tại Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… sinh viên có cơ hội học tập từ 6 tháng đến 1 năm tại các giảng đường này. Đặc biệt với các nghiệp đoàn từ Nhật Bản, ngay từ năm thứ 2 sinh viên có thể đăng ký tham gia chương trình thực tập hưởng lương "Internship", trung bình mức lương thực tập giao động từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. Chương trình này không chỉ giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện ngôn ngữ trong môi trường kinh doanh quốc tế mà còn cung cấp nguồn tài chính để họ học tập, khởi nghiệp khi quay trở lại NTU. Nhiều sinh viên đã quyết định quay lại Nhật Bản làm việc theo "visa kỹ sư" sau khi tốt nghiệp với thu nhập rất cao. Năm học 2023 - 2024, NTU có hàng trăm sinh viên đang thực tập tại Nhật Bản.

Với sứ mệnh "Tiên phong đào tạo công dân toàn cầu" NTU chú trọng hợp tác với các trường đại học tại Hàn Quốc, Nhật Bản triển khai chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu văn hoá, du học chuyển tiếp 2+2; 3+1. Trong nhiều năm sinh viên NTU đạt nhiều giải quốc tế, đặc biệt sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ đoạt "Giải bạc" trong cuộc thi Giải thưởng thiết kế quốc tế Busan.

Giảng đường doanh nghiệp: Giải pháp đột phá đào tạo đại học - Ảnh 4.

Sinh viên NTU tham gia học chuyển tiếp 2+2 và thực tập hưởng lương tại Nhật Bản

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo và tuyển dụng từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, năm 2024 Nhà trường xét tuyển nhiều ngành và chuyên ngành có nhu cầu nhân lực cao: Quản trị kinh doanh; Digital Marketing; Công nghệ truyền thông đa phương tiện; Công nghệ thông tin; Thiết kế đồ hoạ; Ngôn ngữ Hàn Quốc; Ngôn ngữ Nhật Bản; Trung Quốc học; Kế toán; Quan hệ công chúng; Tài chính ngân hàng; Quản trị kinh doan Du lịch; Thiết kế nội thất; Kiến trúc…. Quỹ học bổng "Thu hút nhân tài" NTU trị giá 10 tỷ đồng trao tặng cho những bạn trẻ có ước mơ, khát vọng, có tinh thần khởi nghiệp và làm giàu trên quê hương đất nước.

Tin mới