Giảng viên Fulbright: Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào Quý 2/2021 với 2 điều kiện!

(Tổ Quốc) - Điều kiện đầu tiên là kiểm soát được Covid-19 và khả năng vacxin có được ở Việt Nam vào giữa năm 2021. Thứ hai, cho dù tỷ lệ thấy nghiệp và nợ xấu tăng cao, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn có thể đứng vững, ông Nguyễn Xuân Thành - Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam - nhận định.

Tại một tọa đàm tổ chức ở Tp.HCM mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam, nhìn nhận tăng trưởng kinh tế toàn cầu quý 1 đã xấu, quý 2 lại càng xấu hơn ở tất cả các nền kinh tế, ngoại trừ Trung Quốc và Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương. 

Điều này ảnh hưởng đến kinh tế đối ngoại ở Việt Nam, đặc biệt là vấn đề xuất khẩu.

Dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn xấu trong quý 3 và quý 4 năm nay. Nhờ phản ứng chính sách khá tích cực ở hầu hết các nước trong thời gian qua, năm 2021 sẽ có hồi phục, nhưng không có nghĩa sẽ trở lại bình thường. Tốc độ tăng trưởng sẽ bù đắp lại một phần suy giảm của năm 2020.

Ngoại trừ Trung Quốc và Việt Nam, các nước khác đều bơm mạnh tiền ra nền kinh tế, hầu hết đều giảm thuế và tăng chi. Khoảng 11.000 tỉ USD đã được các chính phủ đưa ra từ phía tài khóa để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Chính sách này sẽ đảm bảo cho khả năng hồi phục kinh tế trong năm 2021 khi đại dịch được kiểm soát.

Ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế lạc quan nhất sẽ ở mức 2%. Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ rất cao. Cụ thể, bắt đầu từ quý 2/2021, kinh tế sẽ phục hồi với 2 điều kiện.

Đầu tiên là kiểm soát được Covid-19 và khả năng vacxin có được ở Việt Nam vào giữa năm 2021. Thứ hai, cho dù tỷ lệ thấy nghiệp và nợ xấu tăng cao, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn có thể đứng vững.

"Chính phủ Việt Nam khá tự tin đảm bảo tăng trưởng 4%, nhưng với đợt bùng phát dịch vừa rồi tăng trưởng quý 3 dự báo sẽ tiếp tục xấu. Nếu giải ngân vốn đầu tư công tạo nên cú hích mạnh thì tăng trưởng sẽ ở mức lạc quan là 2%", ông Thành nhấn mạnh.

Hiện nay tăng trưởng ở tất cả các lĩnh vực đang giảm. Trong đó, nhà hàng, khách sạn và vận tải là những ngành dịch vụ bị suy giảm mạnh. Riêng lĩnh vực nhà hàng khách sạn giảm 20,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, ở phía cầu của nền kinh tế trong năm 2020, dù kiểm soát khá tốt Covid-19, các hoạt động kinh tế không bị gián đoạn nhưng sức mua vẫn yếu.

Cho đến bây giờ, sức mua mới bị gián đoạn vòng 1 vì giãn cách xã hội người dân không có cơ hội mua sắm. Đến quý 3 sẽ là thời điểm sức mua thị tường bị sụt giảm do thu nhập của người lao động giảm. Sức mua giảm này sẽ kéo dài đến quý 1/2021.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong quý 1/2020 là 2,22%, bước sang quý 2 tăng vọt lên 2,73%.

Dù vậy, vẫn có những tín hiệu tích cực. Xuất khẩu Việt Nam không giảm mà tăng 0,2% trong 6 tháng đầu năm. Xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc không giảm mà còn tăng. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu điện tử, chế tạo máy tăng cao. Điều này thể hiện xu hướng dịch chuyển do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Hoạt động sản xuất công nghiệp chuyển từ các nước vẫn bị xáo trộn bởi Covid-19 sang Việt Nam.

Đến thời điểm này, khác với những lần khủng hoảng trước, ổn định vĩ mô vẫn được duy trì. Tuy nhiên, nợ xấu ngân hàng, lạm phát sau khi giảm liên tục trong tháng 6 có tăng, chỉ số giá vẫn giảm so với cuối năm 2019.

Về tỷ giá, chỉ có một lần bất ổn vào tháng 3. Trong những tháng gần đây, đồng USD đã giảm mạnh so với các đồng tiền khác. Đồng Việt Nam lên giá khoảng 1,3% so với đô la Mỹ. Về giải ngân vốn đầu tư công, đây là một ưu tiên chính sách của Nhà nước trong thời điểm này. Đầu tư từ ngân sách dự kiến tăng khoảng 20%, giúp GDP tăng lên 2%.

Phương Nga

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tận tâm phục vụ 20 triệu  khách hàng của FPT Long Châu

Hành trình tận tâm phục vụ 20 triệu khách hàng của FPT Long Châu

FPT Long Châu vừa chào đón khách hàng thứ 20 triệu mà hệ thống hân hạnh có cơ hội phục vụ. Lần nữa, điều này khẳng định cho chất lượng dịch vụ và sự tin cậy của người dân Việt Nam dành cho chuỗi nhà thuốc & tiêm chủng FPT Long Châu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tin mới