Giữa thời Covid, doanh số bán hàng hiệu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn tăng trưởng 15%, có 2.000 tỷ đồng dự phòng chưa dùng đến

(Tổ Quốc) - Do đó, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng các chính sách, ngân sách cứu trợ nên tập trung cho những đối tượng khó khăn, thay vì chia đều.

Nếu như phần lớn các doanh nghiệp Việt đều chịu tác động tiêu cực và nặng nề vì Covid-19 thì mảng kinh doanh hàng hiệu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn lại thuộc nhóm thiểu số khi hưởng lợi không ít.

Tại sự kiện Cafe Doanh nhân HUBA với chủ đề “Câu chuyện doanh nhân”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn không ngại chia sẻ thẳng thắn tình hình các doanh nghiệp của mình.

“Hầu như tất cả mọi người đều cùng quan điểm (tình trạng khó khăn vì Covid - PV) nhưng mảng kinh doanh hàng hiệu của tôi trái ngược 100%. Khi dịch Covid xảy ra, các quý ông - quý bà không bay sang Singapore, Hongkong hay nước khác để mua sắm nữa mà mua tại Việt Nam. Người nghèo gặp khó khăn nhưng người giàu đâu khó khăn.”

Biết việc bay sang nước ngoài đang rất khó khăn, ông Hạnh chỉ đạo nhân viên gửi hình những món hàng hiệu mới, thông báo đã có mặt tại Việt Nam và có thể giao hàng ngay nếu cần. Nhờ đó, doanh số mảng kinh doanh hàng hiệu đã tăng 15%.

Không chỉ vậy, chi phí còn giảm được 20% do không cần mở cửa hàng, tiền thuê nhà được giảm. Điều này chưa bao từng có tiền lệ, giúp cho lợi nhuận càng tăng thêm.

Giữa thời Covid, doanh số bán hàng hiệu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn tăng trưởng 15%, có 2.000 tỷ đồng dự phòng chưa dùng đến - Ảnh 1.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Không thuận lợi như mảng kinh doanh hàng hiệu, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) và Nhà ga Sân bay quốc tế Cam Ranh lại chịu tác động tiêu cực vì Covid-19.

Dự án tại sân bay Cam Ranh chịu thiệt hại nhiều nhất. Tuy nhiên, nhờ chuyển hết khoản lợi nhuận 335 tỷ đồng của năm ngoái làm quỹ dự phòng, ông Hạnh cho biết nhà ga sân bay vẫn sẽ an toàn trong 5 năm tới.

Về Sasco, công ty có hai mảng là nội địa và quốc tế. Ông Hạnh chuyển nhân viên từ mảng quốc tế - hiện không có việc làm, sang mảng nội địa để cùng chia sẻ công việc thay vì cắt giảm nhân sự. Phần lãi hơn 300 tỷ của công Sasco cũng được giữ lại, chỉ chia một phần.

Giữa thời Covid, doanh số bán hàng hiệu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn tăng trưởng 15%, có 2.000 tỷ đồng dự phòng chưa dùng đến - Ảnh 2.

Làm ăn, chúng ta phải suy đoán, luôn luôn có quỹ dự phòng. Tổng công ty của chúng tôi đã có quỹ dự phòng hơn 2.000 tỷ đồng để khi nào cần thì tung ra. Nhưng thực sự nhìn lại thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa cần dùng đến bởi mỗi công ty đơn vị đều tự cứu sống mình rồi.”

Góp ý về chính sách, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng: “Chính phủ nên cứu những người - là các doanh nghiệp đang chìm xuống. Còn những doanh nghiệp như chúng tôi không cần phải cứu, không cần phải cho một đặc ân gì.

Đừng lấy tiền chia đều mà hãy lấy tiền, tập trung cho những người đang yếu, cứu thực tế chứ không nói chính sách.”

T.D

Tin Cùng Chuyên Mục
Hợp tác SunValue với UEH-CELG: Bước ngoặt ngành thẩm định giá Việt Nam

Hợp tác SunValue với UEH-CELG: Bước ngoặt ngành thẩm định giá Việt Nam

Sự hợp tác giữa Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước (UEH - CELG) với Viện Kinh tế - Công nghệ và Tập đoàn Thẩm định giá SunValue sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động nghiên cứu, tăng trưởng và phát triển thị trường bất động sản, thẩm định giá tại Việt Nam và quốc tế.
Tin mới