Hậu COVID-19, đâu là bài học quan trọng nhất được các CEO rút ra?

(Tổ Quốc) - Sau một khoảng thời gian đầy biến động bởi dịch COVID-19, các CEO đã rút ra được điều gì để cải tổ doanh nghiệp của mình?

Tín hiệu lạc quan trong năm 2022

Vào thời điểm bước vào năm 2021, theo một khảo sát do Deloitte thực hiện, các CEO đã kỳ vọng rằng đây sẽ là năm của "hy vọng". Thế nhưng, mọi thứ đã nhanh chóng đảo chiều sau đó. Khi được hỏi lại những nhà lãnh đạo về một năm 2021 đã đi qua, họ đều nhận định rằng đây là một năm "đầy thử thách". Thậm chí, có tới gần 60% mô tả năm 2021 bằng những tính từ mang tính tiêu cực, như "hỗn loạn", "mệt mỏi", "lâu dài", "không thể đoán trước" và "biến động".

Điều này không khiến cho niềm tin của các CEO vào một tương lai tươi sáng hơn bị dập tắt. Nói về những kỳ vọng trong năm 2022, hơn 2/3 số CEO như đang "nhìn thấy ánh sáng ở cuối chân trời". "Cơ hội", "lạc quan", "phục hồi" là những tính từ được nhiều CEO đưa ra để mô tả về 2022.

Mặc dù báo cáo của Deloitte được thực hiện vào đúng thời điểm hai biến thể Delta và Omicron bùng phát, nhưng các CEO đều tự tin rằng doanh nghiệp của họ đã thích nghi với "trạng thái bình thường mới".

Có tới 68% CEO khẳng định rằng ảnh hưởng của COVID-19 tới hoạt động kinh doanh sẽ chấm dứt trong năm 2022. Ngoài ra, gần 70% số CEO cho biết họ kỳ vọng tăng trưởng của tổ chức của họ là "rất mạnh" trong 12 tháng tới. 80% cho biết "rất lạc quan" về hiệu quả hoạt động trong ngành và hơn 90% nói như vậy về hiệu quả hoạt động của công ty.

Tầm quan trọng của đội ngũ lãnh đạo

Trong thời điểm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và CEO phải đương đầu với hàng loạt thử thách, đội ngũ lãnh đạo sẽ có vai trò ra sao? Báo cáo cho thấy có tới gần 70% CEO nhận định giám đốc tài chính là quan trọng nhất, quản lý đơn vị/khu vực đứng thứ hai với 55%, theo sát là giám đốc điều hành và giám đốc tài năng/nhân sự.

Giữ chân nhân tài: Thách thức hàng đầu mà mọi CEO phải đối mặt

Hồi tháng 6/2021, khi được hỏi về thách thức lớn nhất phải đối mặt, 1/4 CEO đề cập tới vấn đề nhân lực. 4 tháng sau đó, khi được hỏi lại, vấn đề này càng trở nên nhức nhối hơn khi có đến gần một nửa số câu trả lời xoay quanh về "tài năng".

Ở thời điểm hiện tại, nhân lực vấn là mối quan tâm hàng đầu của các CEO, với các vấn đề phổ biến như giảm thiểu sự mệt mỏi do áp lực của COVID, giữ chân những người giỏi nhất và đáp ứng với các mô hình công việc mới.

Vậy làm sao để doanh nghiệp giữ chân nhân tài của mình? Bên cạnh những chính sách đãi ngộ, các nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm tới lợi ích của nhân viên. Đặc biệt, khi mà xu hướng "Work from Anywhere" (Làm việc tại bất cứ đâu) nở rộ, đây là cơ hội để các CEO tiến tới một chế độ làm việc linh hoạt hơn, vừa đảm bảo lợi ích cá nhân và tăng sự hài lòng của nhân viên, lại vừa cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô để chiêu mộ những tài năng mới ở mọi quốc gia trên thế giới, cũng như giảm thiểu chi phí về mặt bằng và năng lượng.

Laptop cần đạt tiêu chuẩn gì để đủ sức hấp dẫn nhân tài?

Công cụ làm việc, cụ thể là máy tính, đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp được mục tiêu này. Một chiếc laptop phù hợp cho công việc phải hội tụ nhiều yếu tố, như thiết kế di động để tác nghiệp bất cứ đâu, công năng mạnh mẽ để giải quyết mọi nhiệm vụ, thời lượng pin dài lâu để không bị gián đoạn và đầy đủ các tiện ích như cổng kết nối, webcam, màn hình chống mỏi mắt… Trong môi trường doanh nghiệp, một chiếc laptop còn phải đáp ứng các nhu cầu khắt khe về độ bền vượt tiêu chuẩn, bảo mật tuyệt đối, khả năng quản lý hiệu quả, cam kết phát triển bền vững và chế độ hỗ trợ/hậu mãi bảo đảm.

Hậu COVID-19, đâu là bài học quan trọng nhất được các CEO rút ra? - Ảnh 1.

Là thương hiệu laptop doanh nghiệp tốt nhất 2021 theo bình chọn của PCMag, cũng là thương hiệu số 1 khu vực châu Á, ASUS đã đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của doanh nghiệp và thậm chí còn đem đến cho họ thêm nhiều giá trị thông qua dòng sản phẩm laptop chuyên dụng.

Thông qua sự nghiên cứu thấu đáo từ nhu cầu của người làm việc, ASUS ExpertBook được tuyển chọn từ những công nghệ thiết thực và tối tân nhất, bên trong một thiết kế đã từng giúp ASUS đạt được nhiều giải thưởng lớn. Nhờ trọng lượng siêu nhẹ chỉ từ 1Kg, kết hợp với cổng kết nối đa dạng, microphone khử ồn 2 chiều AI, webcam có công nghệ khử nhiễu, thời lượng pin tới 12h và màn hình OLED đạt chứng nhận từ tổ chức TÜV Rheinland về bảo vệ mắt, ASUS ExpertBook là một "văn phòng di động" mạnh mẽ để người làm việc phát huy tối đa khả năng của mình ở bất cứ đâu.

Hậu COVID-19, đâu là bài học quan trọng nhất được các CEO rút ra? - Ảnh 2.

Ảnh: ASUS ExpertBook

Mỏng nhẹ là vậy, nhưng ExpertBook vẫn cực kỳ rắn rỏi và bền bỉ nhờ đạt chuẩn MIL-STD 810H của quân đội Mỹ, vượt qua nhiều bài kiểm tra khắc nghiệt về va đập, rung lắc, nhiệt độ. Bảo mật là yêu cầu hàng đầu của doanh nghiệp, vì vậy ASUS ExpertBook được tích hợp đầy đủ các biện pháp phòng vệ cả về phần cứng lẫn phần mềm như chip bảo mật TPM 2.0, cảm biến vân tay, khóa Kensington, bảo vệ BIOS và ổ cứng bằng mật khẩu quản trị, hạn chế kết nối thiết bị USB… Không chỉ vậy, nhờ thiết kế SSD kép và công nghệ RAID, toàn bộ dữ liệu cũng được sao lưu trong thời gian thực.

Đi kèm chế độ bảo hành toàn cầu, hỗ trợ 24/7 kèm theo công cụ quản lý ASUS Business Manager mạnh mẽ, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình vận hành, đảm bảo luồng công việc luôn được xuyên suốt.

ASUS ExpertBook nói riêng và hệ sinh thái sản phẩm Expert Series của ASUS nói chung là bước khởi đầu để doanh nghiệp xây dựng một phong cách làm việc mới linh hoạt và năng động, nhưng cũng không kém phần chuyên nghiệp và năng suất.

Tìm hiểu thêm thông tin về dòng máy ASUS Expert Series: https://www.asus.com/vn/business/

Ánh Dương

Tin mới