(Tổ Quốc) - Cha mẹ nào cũng muốn con mình hạnh phúc và làm điều tốt cho bản thân nhưng việc trở thành "cha mẹ trực thăng" đôi khi có thể phản tác dụng và gây hại nhiều hơn lợi.
Khái niệm "cha mẹ trực thăng" thường để mô tả về các bậc phu huynh luôn kiểm soát con cái trong mọi vấn đề của cuộc sống.
Trên mạng xã hội, có người từng phát động một cuộc thăm dò với câu hỏi: "Khát vọng kiểm soát của cha mẹ thể hiện ở khía cạnh nào nhiều nhất ?" và đưa ra bốn lựa chọn: nghề nghiệp, cuộc sống, hôn nhân và công việc.
Cuối cùng, số phiếu bình chọn cao nhất dành cho cuộc sống với 12.606 phiếu.
Khía cạnh cuộc sống bao gồm tất cả các hoạt động: ăn uống, ăn mặc, học tập, sở thích, kết bạn,... Kiểu "chăm sóc" tỉ mỉ , lo lắng tất cả mọi thứ này là cách để bố mẹ thể hiện tình yêu thương con cái. Nhìn chung, các đặc điểm của phong cách này có vẻ như là một trong những cách thức tốt nhất để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, thành công, nhưng họ không ngờ điều này đang dần dần hủy hoại tương lai của con mình.
Việc quá bảo bọc con cái sẽ khiến trẻ trở nên phụ thuộc và kém quyết đoán hơn,thiếu sự sáng tạo, không biết cách xử lý tình huống trong đời sống thực tế.
Biểu hiện của hình mẫu cha mẹ "trực thăng".
Trong chương trình "Informal Talks", có một chủ đề được thảo luận sôi nổi: "Bạn nhìn nhận thế nào về hành vi kiểm soát của cha mẹ?"
Một khán giả chia sẻ: "18 năm đầu đời của tôi bị cha mẹ kiểm soát chặt chẽ. Từ khi còn thơ bé đến lúc lớn lên, cha mẹ đều buộc tôi phải sắp xếp và tham gia nhiều lớp học khác nhau. Đối mặt với điều này, tôi thậm chí không có cơ hội để nói "không", họ không bao giờ quan tâm đến suy nghĩ của tôi, cũng không cần biết tôi có thích học hay không, tôi có hạnh phúc hay không.
Mỗi tuần của tôi đều trôi qua rất mệt mỏi vì phải đi học rất nhiều. Tôi chỉ muốn được ngủ và thư giãn một chút, nhưng mẹ tôi lo lắng rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi, nên mẹ đã đưa tôi đi ăn sáng. Điều đó với tôi chính là sự phiền phức.
Không những thế, vào năm kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, vì điểm thi không được khả quan lắm nên tôi đã đăng kí thi vào ba trường cao đẳng. Bố mẹ thấy tương lai tôi sẽ không được đảm bảo, lo rằng sau này tôi sẽ khó kiếm việc làm nên không đồng ý cho tôi theo học. Quan trọng nhất là họ không bàn bạc điều này với tôi mà tự quyết định để tôi học và ôn thị lại."
Đúng vậy, đây chính là dẫn chứng tiêu biểu cho hình mẫu " bố mẹ trực thăng", họ luôn có ham muốn kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của con cái. Bất kể là việc lớn hay việc nhỏ, những đứa trẻ đều phải tuân theo sự sắp đặt sẵn của họ mà không cân nhắc đến nhu cầu và cảm xúc của con cái.
Những bậc cha mẹ như vậy luôn lấy lý do cho việc thích kiểm soát mọi thứ của mình là vì làm thế sẽ tốt cho con cái, muốn con nghe lời. Thậm chí nhiều người còn sử dụng nỗi sợ hãi, xấu hổ và mặc cảm của con mình là "công cụ" để con cái làm theo ý mình.
Tuy nhiên, đừng "quá tham gia vào cuộc sống của một đứa trẻ".
Trên thực tế, có nhiều lý do khiến phụ huynh muốn kiểm soát con cái.
Lindsay Gibson, một nhà tâm lý học lâm sàng cao cấp người Mỹ, sau hơn 20 năm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều bậc cha mẹ có mong muốn kiểm soát con cái từng là những đứa trẻ bị thiếu thốn tình cảm, bị lạm dụng hoặc bị tổn thương thời thơ ấu. Vì bản thân họ chưa bao giờ được yêu thương nên sinh ra cảm giác vô cùng bất an, dễ lo lắng, họ kiểm soát con cái để có được cảm giác an toàn. Họ thiếu sự đồng cảm và không biết cách quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Trong chương trình "The Amazing Sister", ngọc nữ Đài Loan Y Năng Tịnh chia sẻ về cách hòa hợp với các con trong gia đình. Cô nói: "Bạn cần phải có ý thức về ranh giới khi muốn hòa hợp với con cái, bạn không có quyền can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ.
Là một người mẹ, bạn có thể chia sẻ, khuyên bảo hay định hướng cho trẻ nhưng đừng dùng những kinh nghiệm của bản thân để áp đặt con cái phải làm theo ý của mình, hãy để trẻ được tự do tư duy và tự mình tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân.
Bởi vì đây là cuộc sống của con, điều duy nhất mà bố mẹ có thể làm là hãy thử mang đôi giày trẻ đang mang, đi trên con đường mà trẻ đang đi để thấu hiểu rằng đôi giày đó rộng hay chật. Người lớn nên tham gia vào thế giới của "những người bạn nhỏ", hơn là ép trẻ sống theo thế giới của họ."
Trẻ em là một cá thể độc lập, là cha mẹ, bạn không nên yêu cầu con mình làm mọi việc theo ý mình để thỏa mãn ham muốn ích kỷ của bản thân. Hơn nữa, bạn không nên dựa vào kinh nghiệm sống của bản thân để can thiệp và yêu cầu chúng làm theo sự sắp đặt của mình.
Mỗi một đứa trẻ đều có cách sống và cách nhìn nhận vấn đề của riêng mình. Trong nhiều trường hợp, cách nhìn nhận vấn đề của người lớn khác với trẻ em, vì vậy nếu họ luôn đòi hỏi các con làm theo cách của người lớn, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều mâu thuẫn trong suy nghĩ của trẻ.
Không ai thích lúc nào cũng bị kiểm soát, những đứa trẻ bị kiểm soát lớn lên sẽ không có chứng kiến và rất dễ dựa dẫm, ý lại vào người khác. Một số trẻ em có hành động chống đối khi cảm thấy cha mẹ đang cố gắng kiểm soát quá nhiều cuộc sống của chúng.
Hiểu và cảm nhận được ranh giới giữa yêu thương và kiểm soát con cái là rất quan trọng. Điều này không chỉ cho phép trẻ độc lập, cha mẹ còn có thể tránh các mẫu thuẫn không đáng có trong gia đình.
Vì vậy, khi con bạn chọn ngành học, sở thích, phong cách ăn mặc,… thì tốt hơn hết hãy lắng nghe những suy nghĩ bên trong của trẻ và cho trẻ những gợi ý để trẻ tự lựa chọn cái phù hợp với bản thân và tôn trọng quyết đinh của trẻ.
Bậc thầy tâm lý Helinger tin rằng mọi gia đình hạnh phúc sẽ có một điểm chung, đó là trong gia đình không có ai thích kiểm soát người khác. Thật vậy, một gia đình hạnh phúc là gia đình có sự bình đẳng giữa các thành viên.
Yêu con là bản năng của tất cả những bậc làm cha làm mẹ, nhưng cũng cần phải học cách buông tay ở thời điểm thích hợp, hãy để không gian cho con cái suy nghĩ độc lập, có cơ hội chủ động và làm chủ cuộc sống.
Mong rằng chúng ta đều là những bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con mình đúng cách, tránh sa vào hình mẫu "cha mẹ trực thăng". Có như vậy, gia đình mới thực sự hạnh phúc, thuận hòa.
(Theo Aboluowang)
Lê Anh