Hộ chiếu gia nhập nền kinh tế số cho nhóm người yếu thế

(Tổ Quốc) - “Kinh tế gia đình vốn đã không dư dả, vào mùa dịch càng khó khăn hơn. Mất việc, tôi muốn chuyển hướng kinh doanh qua online để kiếm đồng ra đồng vào, nhưng lớn tuổi rồi, không biết phải bắt đầu từ đâu”.

Những rào cản mà chị Lê Thị Hạnh (50 tuổi, TP.HCM) đang gặp phải cũng là khó khăn chung khi tiếp cận với kinh tế số của những học viên tham gia khóa đào tạo "Để không ai bị bỏ lại phía sau - mùa 2" của Gojek.

Kinh tế số - Mảnh đất màu mỡ liệu có dành cho tất cả?

"Kinh tế số", đặc biệt trong thời kỳ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, được coi là vùng đất nhiều tiềm năng cho những ai muốn lập nghiệp trong lĩnh vực ăn uống. Theo một khảo sát của Nielsen Vietnam, từ năm 2020 đến nay, có đến 62% khách hàng Việt Nam chọn đặt đồ ăn trực tuyến. Bên cạnh đó là hơn 19.000 đơn vị kinh doanh nhà hàng, quán ăn chuyển đổi lên nền tảng số. Thế nhưng, với nhiều người, việc sở hữu "tấm hộ chiếu" gia nhập nền kinh tế số lại không hề đơn giản.

Hoàn cảnh của gia đình chị Hạnh chính là một câu chuyện điển hình. Nơi làm việc phải giải thể do Covid-19, chị Hạnh bỗng rơi vào cảnh thất nghiệp. Cuộc sống của gia đình chị với một người con trai út chậm phát triển trí tuệ vốn đã khó khăn nay còn thiếu thốn hơn. Người con trai đầu của chị Hạnh là đối tác tài xế của Gojek, dù vẫn chăm chỉ chạy xe nhưng không thể cáng đáng hết sinh hoạt phí của gia đình 4 người lớn. Không thể đặt hết gánh nặng lên vai chồng con, chị Hạnh loay hoay tìm hướng cải thiện sinh kế. Đã lớn tuổi lại ít có cơ hội tiếp cận với các thiết bị điện tử, với chị, việc gia nhập nền kinh tế số bằng một gian hàng online như một giấc mơ khó lòng chạm tới.

Cùng hoàn cảnh thất nghiệp, chị Kim Ngân (33 tuổi, TP.HCM) có phần vất vả hơn khi vợ chồng ly thân. Mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm cơ hội nhưng vì thời gian nghỉ quá dài nên chị bị từ chối khi đi xin việc. Không thể để các con chịu cảnh thiếu thốn, chị Ngân mày mò bán đồ ăn vặt, nhưng dịch bệnh bùng phát nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Được bạn bè gợi ý mở quán ăn trên các ứng dụng, chị Ngân không khỏi đắn đo. Sự tự ti về việc thiếu hiểu biết và ít kinh nghiệm với nền tảng số đã nhiều lần khiến chị chùn bước.

Gojek phá bỏ rào cản, kéo kinh tế số đến gần với nhóm người yếu thế

Sự dè dặt tiếp cận với kinh tế số như chị Hạnh và chị Ngân không hề hiếm gặp. Ông Phùng Tuấn Đức – Tổng giám đốc Gojek Việt Nam cho biết: "Đại dịch làm sâu sắc thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giữa những người biết nắm bắt và tận dụng được công nghệ với những người chưa biết gì về công nghệ". Đây chính là lý do chương trình "Để không ai bị bỏ lại phía sau - mùa 2" được Gojek khởi động vào tháng 5/2021 nhằm trao cho các cá nhân cơ hội tăng thu nhập và cải thiện sinh kế thông qua việc tham gia vào nền kinh tế số, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

"Để không ai bị bỏ lại phía sau - mùa 2" do Gojek Việt Nam phối hợp cùng CafeTek HTV và Nhà Văn Hóa Phụ Nữ TP.HCM tổ chức cho người thân của các đối tác tài xế Gojek, giúp trang bị các kỹ năng cơ bản hỗ trợ cho việc khởi nghiệp trên nền tảng số, từ kỹ thuật nấu nướng, đến các kiến thức về quản lý tài chính, cách vận hành một gian hàng online hiệu quả. Các khóa học trong chương trình được thiết kế đơn giản và thiết thực, giúp học viên dễ dàng làm quen với việc kinh doanh trên nền tảng số. Sau khóa học, sự hoang mang, rụt rè của các học viên như chị Hạnh, chị Ngân đã phần nào được đẩy lùi, nhường chỗ cho sự tự tin, sẵn sàng cho một khởi đầu mới.

Nhờ vào hành trang kiến thức từ chương trình, chị Hạnh đã mạnh dạn lập nghiệp ở độ tuổi 50. Quán ăn của chị trên GoFood dần được yêu mến và có thêm nhiều khách hàng. Từ đây, những đơn hàng trực tuyến sẽ tiếp tục chắp cánh cho cuộc sống tương lai của chị và gia đình trở nên đủ đầy hơn.

Hộ chiếu gia nhập nền kinh tế số cho nhóm người yếu thế - Ảnh 1.

Gojek còn hỗ trợ 2 triệu đồng/gian hàng làm khoản vốn ban đầu để học viên lập nghiệp. Ảnh chụp từ chương trình CafeTek HTV.

Còn đối với chị Kim Ngân, gian hàng trên GoFood thực sự là "phao cứu sinh" không chỉ giúp chị có thêm đồng ra đồng vào, mà còn cho chị sự chủ động về mặt thời gian để chăm con học hành.

"Để không ai bị bỏ lại phía sau" là một phần trong sáng kiến GoForward của Tập đoàn Gojek - một trụ cột chính trong chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn, tập trung vào việc cải thiện các cơ hội kinh tế – xã hội cho tất cả các bên tham gia trong hệ sinh thái Gojek. Sáng kiến này là minh chứng cụ thể cho một trong ba cam kết "Ba không": không khí thải, không rác thải và không rào cản được Gojek công bố trong Báo cáo bền vững hàng năm lần đầu tiên vào năm 2021.

Hy vọng rằng trong thời gian tới, Gojek sẽ tiếp tục đưa ra nhiều sáng kiến mới, tạo nhiều tác động tích cực đối với đời sống của những người đang ấp ủ ước mơ lập nghiệp qua việc tham gia vào nền kinh tế số, như triết lý của mô hình CSV (Tạo ra giá trị chia sẻ) mà siêu kỳ lân này theo đuổi từ ngày đầu thành lập.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình 10 năm tỏa sáng nụ cười chắc khỏe của thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong tại Việt Nam

Hành trình 10 năm tỏa sáng nụ cười chắc khỏe của thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong tại Việt Nam

Là thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong trên thị trường, sau 10 năm không ngừng phát triển, Ngọc Châu đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của triệu triệu gia đình Việt, chinh phục giới chuyên môn bởi chất lượng tốt, được các đơn vị ngành Răng Hàm Mặt lựa chọn trong các dự án chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng.
Tin mới